17/10/2018 15:48 GMT+7

Gọi vốn đầu tư CIC: 'Shark Tank' phiên bản sinh viên

Ý NHUNG
Ý NHUNG

TTO - Các thí sinh phải đem đến kế hoạch chỉnh chu để thuyết phục những CEO khó tính nếu muốn gọi được vốn đầu tư cho dự án của nhóm.

Gọi vốn đầu tư CIC: Shark Tank phiên bản sinh viên - Ảnh 1.

Thí sinh trình bày ý tưởng để chinh phục nhà đầu tư trong chương trình sáng 17-10 - Ảnh: Ý NHUNG

Sáng 17- 10, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP.HCM (IEC) thuộc Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP.HCM (ITP) đã tổ chức chương trình Gọi vốn đầu tư CiC 2018 cho các nhóm khởi nghiệp bước ra từ cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp CiC 2018.

Đây là chương trình nằm trong hoạt động của Tuần lễ Khởi nghiệp tại TP.HCM, được Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM và Quỹ khởi nghiệp ĐHQG-HCM tài trợ. Chương trình nhằm tổng kết lại CiC 2018 và hướng tới việc đầu tư, ươm tạo cho các nhóm dự án tiềm năng.

Sân chơi thách thức

Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp CiC 2018 đã tiếp cận hơn 300.000 sinh viên tại các trường Cao đẳng, Đại học của 35 tỉnh thành Khu vực phía Nam. Cuộc thi thu hút 130 nhóm dự án khởi nghiệp với hơn 300 sinh viên tham dự.

Trải qua ba vòng thi gay cấn và các chương trình bootcamp đào tạo kỹ năng, kiến thức khởi nghiệp, chương trình đã tìm ra 6 nhóm xuất sắc đoạt giải chung cuộc. Nhằm tiếp tục hỗ trợ ươm tạo và phát triển các dự án tiềm năng, IEC tổ chức chương trình Gọi vốn đầu tư. Tại đây, các nhà đầu tư nghe các nhóm trình bày ý tưởng trước khi quyết định đầu tư vốn mầm vào các dự án.

Đây là lần đầu tiên, CIC tổ chức chương trình kêu gọi vốn và được ví như phiên bản nhỏ của chương trình Shark Tank, một chương tình truyền hình đang thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm.

Tham gia gọi vốn, các đội lần lượt trình bày ý tưởng dự án của mình trong vòng 5 phút và đưa ra mức yêu cầu đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ tiến hành đặt câu hỏi, thắc mắc để các bạn sinh viên giải đáp. Từ đó, căn cứ vào mức độ khả thi, lợi nhuận đem lại của dự án để quyết định rót vốn.

Với những câu hỏi hóc búa và sự khó tính của các nhà đầu tư, các nhóm tham gia phải vận dụng hết khả năng để thuyết phục họ. Đó không chỉ là vấn đề nêu ý tưởng về sản phẩm, mà còn liên quan đến thị tường, khả năng phát triển sản phẩm, vốn điều động, lợi nhuận,…

Tất cả đều phải đem đến một kế hoạch chỉnh chu để thuyết phục những CEO khó tính. Đây là một sân chơi mới lạ nhưng đầy thách thức đối với các bạn trẻ.

Cơ hội tiến xa

6 nhóm với 6 đề tài, ý tưởng khác nhau trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những đề tài về xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử… Có thể kể đến các dự án như xây dựng nhà với chi phí thấp ứng dụng được với nhiều địa hình bị lũ lụt, thiên tai; ý tưởng mũ bảo hiểm thông minh với tính năng phát hiện nồng độ cồn, bảo vệ người tham gia giao thông; ý tưởng hình thành môi trường Đại học thông minh thông qua xây dựng một nền tảng các ứng dụng công nghệ vào các hoạt động diễn ra tại trường,…

Kết quả, có 4 trong 6 dự án đã được các nhà đầu tư rót vốn. Nhóm Flood Housing (xây dựng nhà với chi phí thấp) với 300 triệu và 20% cổ phần. Nhóm SHub với dự án môi trường Đại học thông minh nhận được mức đầu tư 300 triệu với 5% cổ phần. Nhóm VSN Academy với ý tưởng xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến nhận được 300 triệu đầu tư với 6% cổ phần. 

Cao nhất là nhóm iNut Platform với dự án lập trình và phát triển các ứng dụng của IoT được đầu tư 625 triệu cho 2,5%. Đây là mức đầu tư không hề nhỏ dành cho sinh viên khởi nghiệp.

9X rời phố lên bản khởi nghiệp 9X rời phố lên bản khởi nghiệp

TTO - Họ là những bạn trẻ 9X, rời xa thành phố lên bản khởi nghiệp tại Mộc Châu, Sơn La, làm mô hình homestay hay nông nghiệp sạch kết hợp du lịch.

Ý NHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên