04/02/2024 16:32 GMT+7

Gói Tết vào Phong vị Tết

Những phong tục, thú chơi, hương vị… ngày Tết được gói gọn trong quyển sách 'Phong vị Tết - Tâm hồn Việt' của tác giả Nguyễn Hiếu Tín.

Tác giả Nguyễn Hiếu Tín ký tặng sách - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Tác giả Nguyễn Hiếu Tín ký tặng sách - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Sáng 4-2, tác giả, nhà sưu tập, thư pháp gia Nguyễn Hiếu Tín ra mắt quyển sách Phong vị Tết - Tâm hồn Việt tại Đường sách TP.HCM.

Phong vị Tết của Nguyễn Hiếu Tín

Phong vị Tết - Tâm hồn Việt tập hợp những bài viết của Nguyễn Hiếu Tín về những phong tục, thú chơi, hương vị ngày xuân… được đăng trên một số báo, tạp chí trong những năm qua.

Quyển sách ra đời vào thời điểm cả nước chuẩn bị đón một mùa xuân mới, mang một ý nghĩa đặc biệt.

Sách dày 128 trang gồm 4 phần: Ước vọng ngày xuân, Hòa cùng sắc xuân, Nắng ấm mùa xuân Khởi sắc cùng xuân.

Nội dung sách xoay quanh 16 chủ đề như: câu đối Tết, thư pháp ngày xuân, tranh Tết, múa lân, hương vị trà xuân, hương trầm ngày Tết… đặc biệt là các thú vui ngày xuân như: chơi cờ, hoa kiểng, gốm, ngoạn thạch.

Bìa sách

Bìa sách "Phong vị Tết - Tâm hồn Việt" - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Tác giả Nguyễn Hiếu Tín cho rằng khai thác về Tết rất rộng, nói hoài không hết. Quyển sách Phong vị Tết - Tâm hồn Việt là một góc nhìn về Tết qua lăng kính của tác giả.

Anh quan tâm đến những thú chơi mới, có sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Điển hình là thú vui sưu tập và trưng gốm ngày Tết.

Việc trưng bày bình gốm, thể hiện sự bình an. Còn trưng bày ấm trà thể hiện sự ấm no.

Ngoạn thạch (thú chơi đá cảnh) cũng đang được quan tâm, được nhiều người sưu tầm trang trí ngày xuân.

Nguyễn Hiếu Tín tâm niệm rằng bất cứ thời điểm, không gian nào cũng có mùa xuân nếu tâm an.

Với cách viết gần gũi, Nguyễn Hiếu Tín khai thác và diễn giải các chủ đề dễ hiểu, giúp độc giả hiểu hơn phong vị Tết của dân tộc ta qua nhiều thế hệ.

Văn hóa lì xì ngày nay

Nguyễn Hiếu Tín còn chia sẻ những thông tin thú vị về cách phân biệt Tết cả, Tết Nguyên đán, Tết ta; văn hóa lì xì, hương trầm ngày xuân…

Anh cho biết với người Việt Nam, năm mới còn gọi là Tết Nguyên đán, Tết cả, Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền

Nguyễn Hiếu Tín quan niệm Tết mang giá trị cho cộng đồng hơn dấu ấn cá nhân. Tết ở miền Nam có bản sắc nhưng mờ nhạt hơn so với miền Bắc. Minh chứng các phong tục, các lễ hội văn hóa hầu hết diễn ra ở phía Bắc.

Nguyễn Hiếu Tín (bên trái) tặng chữ ngày Tết - Ảnh: BTC

Nguyễn Hiếu Tín (bên trái) tặng chữ ngày Tết - Ảnh: BTC

Về tục lì xì ngày Tết thay đổi, từ văn hóa làng xã sang văn hóa đô thị bởi "văn hóa có tính động".

Anh nói lì xì có nghĩa là lợi thị, biểu thị cho việc tượng trưng (bao lì xì màu đỏ, tượng trưng cho may mắn, tiền màu đỏ cũng tượng trưng cho may mắn).

Tuy nhiên theo thời gian, mọi người chú trọng đến giá trị bên trong phong bao lì xì, xa rời văn hóa ban đầu.

Nguyễn Hiếu Tín được biết đến là một nhà sưu tập, thư pháp gia. Anh từng là chủ nhiệm đầu tiên của Câu lạc bộ Thư pháp chữ Việt, trực thuộc Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.

Hiện nay anh là giảng viên Trường đại học Tôn Đức Thắng, TP.HCM.

Những quyển sách Nguyễn Hiếu Tín từng xuất bản như: Thư pháp là gì?, Tem thư - Nghệ thuật và khoa học, Cóc linh tuệ giác…

Gói Tết vào Phong vị Tết- Ảnh 4.'Thư pháp Việt bán đắt chưa chắc có giá trị'

Theo nhà sưu tầm Nguyễn Hiếu Tín, việc một số 'ông đồ' định giá thư pháp cao vô tội vạ không làm tăng giá trị của tác phẩm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên