02/07/2024 16:08 GMT+7

Giao mỏ cát theo cơ chế đặc thù sẽ rút ngắn thời gian, tại sao không?

Nếu giao mỏ cát theo cơ chế đặc thù cho nhà thầu, thời gian thực hiện các thủ tục chỉ mất khoảng nửa tháng, còn để các tổ chức, cá nhân khai thác rồi bán cho nhà thầu sẽ mất 60 ngày. Nhưng tỉnh Tiền Giang nhất quyết giao cho các tổ chức, cá nhân.

Tại buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang, ông Trần Văn Thi - giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông vận tải) - kiến nghị tỉnh Tiền Giang giao mỏ cát theo cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian, nhưng lãnh đạo tỉnh đã bác bỏ - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Tại buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang, ông Trần Văn Thi - giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông vận tải) - kiến nghị tỉnh Tiền Giang giao mỏ cát theo cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian, nhưng lãnh đạo tỉnh đã bác bỏ - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Giao mỏ cát trực tiếp cho nhà thầu khai thác, phục vụ công trình giao thông trọng điểm theo cơ chế đặc thù cho nhà thầu như các tỉnh Đồng Tháp, An Giang đã làm hay cấp phép cho các cá nhân, tổ chức khai thác rồi bán lại cho nhà thầu? 

Đó là vấn đề được tranh luận sôi nổi giữa các bên trong buổi làm việc giữa Tổ công tác liên ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về nguồn vật liệu cho dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam, do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm làm trưởng đoàn với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang ngày 2-7.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm, chỉ tiêu của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao tỉnh Tiền Giang cung cấp cho các nhà thầu 15,95 triệu m3 cát, phục vụ 5 dự án giao thông trọng điểm phía Nam. 

Hầu hết các dự án đang thiếu nguồn cát, nhưng theo tiến độ đề ra, các dự án này đều phải hoàn thành trong năm 2026 nên việc mở các mỏ cát để cung cấp cho các dự án cần gấp rút thực hiện.

Ông Trần Văn Thi - giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông vận tải), chủ đầu tư dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, thông tin do tính cấp bách của dự án nên đơn vị kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang áp dụng cơ chế đặc thù, giao mỏ cát trực tiếp cho nhà thầu khai thác để phục vụ san lấp công trình.

Tuy nhiên ông Phạm Văn Trọng, phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho rằng việc giao mỏ cát theo cơ chế đặc thù rất khó thực hiện trong thời điểm hiện nay. Bởi trước đây địa phương đã cấp giấy phép khai thác cho 18 mỏ, ngoài ra tỉnh đã cấp phép thăm dò 13 khu vực mỏ cát cho các tổ chức, cá nhân nên không thể lấy lại để cấp theo cơ chế đặc thù được.

Phản bác ý kiến nêu trên, ông Nguyễn Thế Minh - phó cục trưởng Cục Đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông vận tải - cho rằng đối với những khu vực đã cấp giấy phép cho các mỏ khai thác thì không thể thu hồi để cấp lại theo cơ chế đặc thù được, nhưng với những khu vực mới cấp phép thăm dò thì hoàn toàn có thể.

Thế nhưng tại buổi làm việc, ông Trọng cho rằng không nên bàn thêm về việc giao mỏ cát theo cơ chế đặc thù nữa, mà cần tập trung bàn cách rút ngắn thời gian cấp phép, khai thác mỏ cát đã được cấp phép trước đó.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm đề nghị Tiền Giang cấp cho TP.HCM 6,6 triệu m3 cát để thực hiện dự án đường vành đai 3

Về trình tự thủ tục thực hiện cấp phép các mỏ cát, ông Lâm đề nghị tỉnh Tiền Giang căn cứ theo quy định pháp luật thực hiện, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và & Môi trường.

Phó thủ tướng kiểm tra mỏ cát cho dự án giao thông ở miền TâyPhó thủ tướng kiểm tra mỏ cát cho dự án giao thông ở miền Tây

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp khảo sát mỏ cung cấp cát cho các dự án giao thông, lắng nghe và giải đáp những ý kiến lo ngại của người dân Vĩnh Long.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên