23/10/2019 19:02 GMT+7

'Giảm giờ làm sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế'

NGỌC HIỂN - NGỌC AN
NGỌC HIỂN - NGỌC AN

TTO - Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội phân tích nếu giảm giờ làm mỗi tuần từ 48 xuống 44 giờ, tổng thời gian giảm là 208 giờ mỗi năm, kéo theo tổng giá trị xuất khẩu giảm khoảng 20 tỉ USD/năm.

Giảm giờ làm sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Quốc hội chiều 23-10 - Ảnh: CTV

Ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội, đưa ra ý kiến trên tại Quốc hội vào chiều 23-10 về Bộ luật lao động sửa đổi.

Theo ông Dung, bộ luật này đã thu hút sự quan tâm của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, và cả các tổ chức quốc tế như ILO đã có bản bình luận kỹ thuật lên đến 120 trang.

Về nhóm người lao động nghỉ hưu sớm, nhất là lĩnh vực lao động nặng nhọc, độc hại, làm nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại, ông Dung cho biết Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp xác định 1.810 ngành nghề, lĩnh vực và công việc nặng nhọc, độc hại với số lượng trên 3 triệu người. Theo đó, 3 triệu người này thuộc nhóm nghỉ hưu sớm. Nếu cộng thêm điều kiện suy giảm, họ có thể nghỉ hưu sớm lên đến 10 năm.

Ông Dung cho biết việc giảm giờ làm việc là vấn đề lớn, có tác động đến cả người lao động, doanh nghiệp, nhà nước, tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách và nền kinh tế, nên cần phải nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa cụ thể.

Theo luật hiện hành, thời gian làm việc bình thường là 48 giờ/tuần. Trong luật cũng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Qua các báo cáo đánh giá của bộ, ông Dung cho biết hiện có 89,6% doanh nghiệp đang thực hiện mức 48 giờ/tuần; 3,6% doanh nghiệp thực hiện 44 giờ/tuần và 6,8% thực hiện 40 giờ/tuần.

Dẫn báo cáo này, ông Dung cho biết hiện nay ở 10 nước ASEAN, có 8 nước bố trí 48 giờ/tuần như Việt Nam, và 2 nước bố trí thấp hơn là Singapore và Indonesia.

Tuy nhiên, Singapore có thu nhập bình quân đầu người là 65.000 USD vào năm 2018, gấp 12 lần Việt Nam.

"Nước càng giàu, thời gian lao động càng ít. Nước càng nghèo thì thời gian lao động càng tăng lên", ông Dung nói.

Còn với Indonesia, hiện dân số 270 triệu dân, tỉ lệ thất nghiệp là 6%. Theo ông Dung, quốc gia này cho biết phải giảm giờ làm để chia sẻ việc làm đối với mọi người, tránh tăng thất nghiệp.

Về góc độ kinh tế, ông Dung cho rằng dù Chính phủ chưa trình Quốc hội vấn đề giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, bộ có đánh giá sơ bộ cho thấy nếu giảm, tổng thời gian giảm đi sẽ là 208 giờ/năm.

Trong khi đó, Chính phủ lại xin Quốc hội cho tăng giờ, tổng chi phí cho lao động của Việt Nam sẽ tăng lên 10%, tổng giá trị xuất khẩu của chúng ta sẽ giảm đi khoảng 20 tỉ USD/năm. Điều quan trọng, ông Dung cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm đi 0,5%. Điều này cho thấy Việt Nam đang nỗ lực rất lớn để không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.

Theo ông, các chuyên gia dự báo, để không rơi vào bẫy thu nhập thấp thì phải phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%. Bộ trưởng cho rằng đây là vấn đề hệ trọng, đề nghị Chính phủ nghiên cứu để giảm giờ làm vào thời điểm thích hợp.

Nguồn nhân lực dần khan hiếm, tới đây tiền lương sẽ tăng nhanh Nguồn nhân lực dần khan hiếm, tới đây tiền lương sẽ tăng nhanh

TTO - “Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tốc độ già hóa dân số cao nhất thế giới, vừa có nguy cơ thiếu hụt lao động, lại mang nỗi lo người lao động bị thất nghiệp tuổi trung niên”, ông Lê Quân nói với Tuổi Trẻ Online.

NGỌC HIỂN - NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên