- Tình trạng đeo bám, nài nỉ, thậm chí bắt buộc mua hàng với giá “chặt chém” khách du lịch là một vấn nạn kéo dài. Có thời điểm cả nước tập trung làm quyết liệt thì ngăn chặn được phần nào, nhưng chỉ cần buông lỏng một chút là lại đâu vào đấy. Nhất là khi mùa lễ hội đang ở cao trào, nạn đeo bám và “chặt chém” càng leo thang. Đây thật sự là một vấn đề nhức nhối, làm phương hại uy tín của ngành du lịch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hấp dẫn của điểm đến VN.
Ăn cá... chục triệu đồng ở Hạ LongNóng chuyện “chặt đẹp” du kháchÉp du khách, du lịch trả giá
Phóng to |
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Ảnh: M.H. |
* Vậy trách nhiệm của ngành du lịch đến đâu trong vấn nạn này?
"Chúng ta có sử dụng bao nhiêu hình thức quảng bá, bao nhiêu biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, nhưng tình trạng níu kéo và “chặt chém” du khách vẫn khiến không ít du khách ngoảnh mặt quay lưng với chúng ta" |
* Ngành du lịch đóng vai trò tham mưu như thế nào để có chính sách đồng bộ giải quyết rốt ráo tệ nạn đeo bám, “chặt chém” khách du lịch?
- Thật ra việc bán hàng rong, níu kéo mời chào khách du lịch không chỉ là vấn nạn của du lịch VN hay các nước thế giới thứ ba. Ngay cả những nước có ngành du lịch phát triển nhất thế giới như Pháp hay Ý những chuyện này vẫn diễn ra, có điều ở mức độ nhẹ nhàng hơn, chấp nhận được. Còn ở VN, việc chèo kéo đôi khi tới mức cưỡng ép mua bán, còn giá cả bị “chặt chém” có thể gọi là hành vi lừa đảo. Ở những nước láng giềng có ngành du lịch mới phát triển trong vòng 15-20 năm trở lại đây như Malaysia và Thái Lan, cùng với ngành du lịch, chính phủ đã tiến hành những chiến dịch tuyên truyền vận động dân chúng về lợi ích của việc lịch sự, niềm nở, ôn hòa, không chèo kéo mua bán, không bán hàng kiểu “cắt cổ”. Nhận thức xã hội không đến ngay lập tức mà phải dần dần. Khái niệm “tổng doanh thu xã hội từ du lịch” phải được từng người dân thấm vào hành vi, làm sao cho hiểu sẽ được lợi gián tiếp và lâu dài từ đó, chứ không nhất thiết phải hưởng lợi lập tức bằng việc đếm tiền hằng ngày sau khi chèo kéo và bán giá “trên trời”.
Ở VN, trong khi chờ đợi những biến chuyển tích cực của hệ thống tuyên truyền giáo dục để người dân thấm thía lợi ích cá nhân song hành với lợi ích quốc gia, đồng thời tình nguyện tham gia ủng hộ những chiến dịch quảng bá du lịch kiểu “bán hàng giá rẻ” hay “nụ cười VN thân thiện” của Nhà nước, chúng ta cần có những chính sách đồng bộ và kiên quyết hơn ở tầm vĩ mô. Ai cũng biết một mình ngành du lịch sẽ chẳng thể nào giải quyết được “quốc nạn” này. Tổng cục Du lịch đã đề xuất với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch và qua đó với Chính phủ muốn phát triển du lịch lâu dài, bền vững cần có cơ chế, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật đủ mạnh, làm rõ trách nhiệm của các ngành, địa phương liên quan; cần có chế tài nghiêm khắc hơn, đủ sức răn đe với những hành vi đeo bám và “chặt chém”, có thể truy tố nếu đủ dấu hiệu vi phạm về hình sự.
Phóng to |
“Cảnh sát du lịch là một gợi ý hay” * Thưa ông, ông có đồng tình với việc thành lập lực lượng cảnh sát du lịch ở VN? - Cảnh sát du lịch là một hình thức phổ biến ở nhiều quốc gia có nền du lịch phát triển. Ở VN chưa có tiền lệ về cảnh sát du lịch, nhưng theo tôi đó cũng là một gợi ý hay. VN đang có tiềm năng và cơ hội rất lớn để phát triển du lịch. Khi sự phát triển tự thân đạt tới một quy mô nào đó, nó sẽ đòi hỏi một hệ thống chế tài và một nguồn nhân lực xử lý các vấn đề đặt ra. Có thể chưa phải ở trên một diện rộng khắp toàn quốc, nhưng ở những địa phương có lượng du khách đến đông, tình trạng lộn xộn nổi cộm, cần thiết thành lập những đội ứng cứu thí điểm hoạt động với bản chất như cảnh sát du lịch. Vấn đề băn khoăn của tôi là ai quản lý, ngành du lịch hay ngành công an, câu trả lời cần được nghiên cứu kỹ sau những thí điểm. Trước mắt, theo tôi, ở những địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Hạ Long... - những điểm đến tiêu biểu, tập trung đông khách nhất - có thể thành lập ngay lực lượng tương tự như cảnh sát du lịch. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận