Mỗi người luôn có quyền lựa chọn thái độ đối với tiền: làm chủ hay làm nô lệ của đồng tiền, tiền là phương tiện hay mục đích. Nơi sâu thẳm trái tim, có bao giờ bạn từng thao thức với ước mong về một cuộc sống mà tiền không hẳn là tiêu chí quan trọng nhất để đo giá trị con người?
Tuổi Trẻ Online xin tạm khép lại diễn đàn nhỏ này tại đây với những chia sẻ sau của bạn đọc.
Phóng to |
Ảnh minh họa: từ Internet |
Không làm nô lệ của đồng tiền
Hai năm học tại trường, tôi đi làm thêm và hiểu thế nào về giá trị đồng tiền. Tôi yêu quý những đồng tiền mình đã tự kiếm ra bằng mồ hôi, nước mắt. Chưa bao giờ tôi lại cảm thấy tự hào về chính bản thân mình như thế.
Tôi từng ghét đồng tiền, chính vì không có nó mà căn bệnh của mẹ tôi không được chữa trị , vì chính nó mà mình bị khinh thường và bị phụ thuộc vào người khác. Nhưng không có nó trong cuộc sống thì biết làm thế nào?
Tôi ước mình sẽ có thật nhiều tiền! Bao nhiêu thứ tôi phải lo trong cuộc sống: học phí, tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền học tiếng Anh... Thế mới hiểu giá trị đồng tiền! Nhưng đừng để tiền biến thành mục đích cuối cùng của bạn! Điều quan trọng là biết cách sử dụng đồng tiền, không biến mình thành nô lệ của đồng tiền.
Đồng tiền là ông chủ xấu nhưng là nô lệ tốt Thước đo giá trị sức lao động là đồng tiền chân chính. Bất kỳ ai sống trong xã hội có đủ năng lực hành vi và sức khỏe đều phải lao động. Đáng thương thay cho những ai lười lao động mà lại muốn có nhiều tiền, đó là thước đo ảo, và cái giá phải trả tất yếu đó là cuộc sống ảo, hậu quả thật! Tôi rất tâm đắc với các bạn một điều, những ai biết nghĩ đồng tiên chỉ là phương tiện thì cuộc sống sẽ thanh thản hơn rất nhiều! "Đồng tiền là ông chủ xấu nhưng là nô lệ tốt". |
Trong kinh doanh, vốn thể hiện quyền lực, ai có vốn nhiều hơn nhiều hơn người đó có lợi khi biểu quyết. Trong gia đình, cha mẹ nghèo có khi con thì đậu đại học, con không thể nhập học vì thiếu tiền. Con cái nghèo muốn trả hiếu mẹ cha mà thiếu tiền thì cũng khó.
Bản thân mỗi người, nghèo là một nỗi mặc cảm. Bạn nghèo nhưng bạn sống đẹp, một số người không cần biết bạn sống đẹp thế nào. Bạn bước vào cửa hàng mà ăn mặc tềnh toàng một chút mấy cô bán hàng coi bạn như tàng hình. Cô Lọ Lem muốn được hoàng tử chú ý phải có váy áo lộng lẫy, thời nay không có bà tiên, nên có những nàng Lọ Lem mãi mãi là Lọ Lem vì nghèo. Đang là mùa cưới, hàng xóm nhà tôi có câu nói vui: "Bây giờ đám cưới, người ta coi túi chứ ai coi tuổi".
Bản thân tôi sinh ra nghèo khó, tôi rất thấm thía khi đọc bài văn của cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu. Tiền không mua được hạnh phúc, nhưng tiền nuôi sống hạnh phúc.
Tiền không thể là lý tưởng sống
Bài vè về tiền chắc không xa lạ vì với chúng ta: "Tiền là tiên là Phật. Tiền là sức bật của tuổi trẻ. Tiền là sức khỏe của tuổi già. Tiền là đà danh vọng. Tiền là lọng che thân".
Rõ ràng đồng tiền đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống nhưng nó không là tất cả. Có thể nó là bước đệm cho ai trên sự thành công trên đường đời, thậm chí làm thay trắng đổi đen... nhưng chắc chắn nó không là tất cả.
Theo tôi, nó không là mục đích cuối cùng của cuộc sống chúng ta là mình sống như thế nào, có ích gì cho gia đình và xã hội. Tôi từng chứng kiến có người sẵn sàng đổi tiền, gia tài chỉ mong mình có sức khỏe để sống dù cực mấy cũng được. Trong trường hợp này tiền không mua được sức khỏe!
Gia đình tôi là công nhân viên nhà nước, không khá giả gì. Bản thân tôi chỉ kiếm tiền đủ cho cuộc sống của mình. Tôi từng nhiều lần bị người đời khinh rẻ vì nghèo nhưng không vì thế tôi để cho người ta xem mình là người không ra gì. Tôi sống bằng đồng tiền tôi kiếm được dù phải dè sẻn trong chi tiêu, phải bớt cái này cái nọ khi cần thiết nhưng không dùng nó để đổi tình cảm, đổi quyền lợi.
Nói tóm lại tiền là cần thiết nhưng nó không là tất cả, không là lý tưởng sống của thanh thiếu niên ngày nay.
Không hạnh phúc, đừng đổ lỗi cho tiền! Thử hỏi sống trên đời không có tiền thì lấy gì lo khi ốm đau? Không có tiền thì sẽ thất học, sẽ không hạnh phúc... Tôi không đồng ý với những ý kiến đổ lỗi cho tiền khi sống không hạnh phúc. Tiền chỉ mang hạnh phúc cho chúng ta mà thôi. Thực chất những việc không vui xảy ra đều là do tâm tính con người. Có lẽ vì quá tham lam ích kỷ mà mất đi hạnh phúc chứ không liên quan gì tới tiền. |
Tôi từng rơi vào hoàn cảnh cần tiền khủng khiếp, sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí cả mạng sống nhưng vẫn không thể có nó.
Thực tế cuộc sống hiện nay đồng tiền đang ngự trị tất cả, làm nên tất cả mọi thứ, trong đó có sự sống của con người. Tôi không nô lệ đồng tiền nhưng tôi thích chúng, bởi chúng mang đến cho tôi mọi thứ: sức khỏe, vật chất, sự tự tin, cuộc sống lạc quan, đủ đầy cả hạnh phúc gia đình...
Nhưng khổ thay tôi không giỏi kiếm tiền. Và tất nhiên tôi không thể có những thứ có được từ đồng tiền ấy. Tôi sinh ra ghét đồng tiền. Tôi ghét bởi vị trí thống soái của chúng đả liên can đến vị trí, vai trò, cuộc sống, số phận của tôi. Người ta mượn chúng để đánh giá "chất lượng" con người tôi, dùng tiền làm thước đo vai trò, trách nhiệm... Trong khi tôi lại muốn thể hiện con người mình ở nhiều khía cạnh, tất nhiên có khía cạnh đồng tiền nhưng nó không phải, cũng như không thể là "nhân vật chính".
Tiếc rằng người ta lại không có cùng suy nghĩ, họ đơn giản là người tài giỏi, người có trách nhiệm, bản lĩnh, vai trò... là người biết làm ra tiền, tiền càng nhiều thì giá trị con người càng cao. Ngẫm câu trò đùa cửa miệng "tình cảm là chín, tiền bạc là mười" xem ra... không đùa chút nào.
Nói chung tôi luôn cố gắng để làm ra tiền, nhưng nếu bảo đó là mục đích sống cao nhất, duy nhất, thực tế nhất của tôi là không đúng. Bởi tôi sống vì nhiều thứ khác, dù nghèo hay giàu cũng thế thôi.
“Thư gửi mẹ” gây xúc động cộng đồng mạngBài văn “nghĩ về tiền” đong đầy yêu thươngTiền là mục đích cuối cùng?Tiền làm ta đau khổ hay hạnh phúc?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận