Dự thảo này chuẩn bị cho việc trình BCH Trung ương vào tháng 10-2013.
Phóng to |
4g30 sáng 4-7, vì sợ kẹt xe, nhiều phụ huynh và thí sinh đã có mặt tại điểm thi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chuẩn bị cho buổi thi đầu tiên - Ảnh: Như Hùng |
Trao đổi với Tuổi Trẻ về những điểm mới của đề án được chỉnh sửa, bổ sung (so với đề án trình Hội nghị Trung ương 6), ông Bùi Mạnh Nhị, vụ trưởng Vụ tổ chức, thường trực ban soạn thảo đề án, cho biết dự thảo lần này đã thẳng thắn và đúng mức hơn trong việc đánh giá thực trạng giáo dục, trong đó khẳng định rõ những nỗ lực và thành quả đã làm được, cũng như những bất cập, yếu kém. Những giải pháp đặt ra đều trên cơ sở tiếp thu những thành quả và khắc phục những yếu kém được chỉ ra một cách cụ thể.
Với đề xuất về cấu trúc hệ thống GD quốc dân 11 năm hay 12 năm, ông Bùi Mạnh Nhị cho biết ban soạn thảo đề án đã thống nhất kiến nghị duy trì hệ thống GD phổ thông 12 năm như trước. Trong đó tiểu học và THCS là giai đoạn GD cơ bản bắt buộc (9 năm), THPT là giai đoạn GD nâng cao, phân hóa, định hướng nghề nghiệp.
“Chúng tôi đã nghiên cứu hệ thống GD của nhiều nước, phần lớn cũng 12 năm. Theo khảo sát ở 21 nước, số giờ dạy học trung bình là 8.984 giờ, cao nhất là Hoa Kỳ 12.893 giờ. Trong khi ở Việt Nam, do chỉ dạy học 1 buổi/ngày (chính khóa) nên số giờ dạy học chỉ có 7.924 giờ. Nếu giảm xuống 11 năm, sẽ khó đảm bảo chất lượng. Những nghiên cứu khác cho thấy học sinh ở độ tuổi 17 chưa trưởng thành thực sự về tâm lý và nhân cách nếu như tốt nghiệp hệ phổ thông 11 năm” - ông Nhị lý giải quan điểm của ban soạn thảo.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, chương trình GD mới sẽ chuyển mạnh từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực người học, tập trung nâng cao chất lượng thay vào chỗ chú trọng phát triển số lượng như giai đoạn đã qua.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định tình trạng quá tải sẽ được cải thiện với định hướng thiết kế chương trình-SGK mới theo hướng tích hợp ở bậc học thấp và phân hóa mạnh mẽ ở bậc học cao (THPT), tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, không truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt. Cùng với hướng đổi mới chương trình - SGK, việc kiểm tra, đánh giá, thi cử cũng được thay đổi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ cải thiện gọn nhẹ hơn và có thể lấy làm căn cứ để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh (bên cạnh việc tổ chức các hình thức tuyển chọn riêng theo đặc thù mỗi trường).
Quan điểm đổi mới được trình bày trong đề án:
-
1. GD-ĐT là nhân tố giữ vai trò quyết định để thực hiện mục tiêu “Dân giàu - nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” nên cần được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư tài chính, nhân lực
-
2. Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức (nâng cao dân trí) sang tập trung phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học
-
3. Chuyển phát triển GD chủ yếu mục tiêu, số lượng, sang phát triển theo mục tiêu nâng cao chất lượng
-
4. Chuyển từ hệ thống GD cứng nhắc, thiếu liên thông sang hệ thống GD mở, hình thành cơ chế học tập suốt đời gắn với xây dựng xã hội học tập
-
5. Phát triển GD phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa
-
6. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD-ĐT
* Xin mời bạn đọc xem chi tiết thông tin quan trọng này trên Tuổi Trẻ ngày 20-9-2013
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận