29/04/2021 10:03 GMT+7

Đối mặt với ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim được xem là những căn bệnh hiểm nghèo tạo ra nhiều gánh nặng cho xã hội, gia đình và cá nhân người bệnh.

Đặc biệt, độ tuổi mắc các bệnh trên đang ngày càng trẻ hóa do lối sống và các tác nhân gây hại cho sức khỏe như ô nhiễm môi trường, thực phẩm độc hại… Đã đến lúc, chúng ta cần đối mặt với các căn bệnh hiểm nghèo này và trang bị cho mình những giải pháp cần thiết để chiến thắng bệnh nếu không may mắc phải.

Đối mặt với ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Trước thực tế trên, báo Tuổi Trẻ đã phối hợp với Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức buổi Talk Show với chủ đề "Bảo vệ bạn trước 3 bệnh hiểm nghèo: ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim". Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia uy tín.

Đối mặt với ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 2.

Tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia y tế đầu ngành uy tín

Bệnh hiểm nghèo nhưng không hẳn là "án tử"

BS CKII Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Thần kinh Bệnh Viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đột quỵ là một bệnh lý mà bệnh nhân đột ngột gặp khiếm khuyết về thần kinh, tức đột ngột liệt nửa người, méo miệng, thậm chí liệt tứ chi, đột tử. Nguyên nhân là do mạch máu não vỡ hoặc tắc nghẽn, làm mất chức năng tế bào não đảm nhận vận động, tư duy. Yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể kể đến như: tuổi cao, lười vận động, béo phì, lạm dụng rượu, bia, các chất kích thích…

Đối mặt với ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 3.

Bác sĩ Chuyên Khoa II Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Thần kinh Bệnh Viện Đại học Y Dược TPHCM (Ảnh: QUANG ĐỊNH)

Đối với nhồi máu cơ tim, ThS.BS Trần Hòa - Phó trưởng khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh Viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết các vấn đề tim mạch là nguyên nhân lớn có thể dẫn tới đột tử. Nhồi máu cơ tim là do mạch máu nuôi tim hay còn gọi là động mạch vành bị tắc nghẽn. Điều này làm hoại tử các tế bào cơ tim, suy tim cấp… gây ra nhiều biến chứng. Mạch máu bị tắc nghẽn là do xơ vữa động mạch, hình thành các cục huyết khối, làm tắc nghẽn mạch máu gây ra nhồi máu cơ tim.

Đối mặt với ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 4.

Thạc sĩ - Bác sĩ Trần Hòa, Phó trưởng khoa Tim mạch can thiệp Bệnh Viện Đại học Y Dược TPHCM (Ảnh: QUANG ĐỊNH)

Các bác sĩ khách mời cũng nhận định ung thư hiện là căn bệnh gây tử vong cao, chỉ sau các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh, chuyên khoa Ung Bướu, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM chia sẻ thêm ung thư là bệnh mãn tính, nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi. Cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể mắc bệnh ung thư, và sẽ có dấu hiệu cảnh báo để người bệnh nhận diện.

Đối mặt với ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 5.

TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh, chuyên khoa Ung Bướu, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM (Ảnh: QUANG ĐỊNH)

Cũng theo các bác sĩ, mặc dù là bệnh hiểm nghèo nhưng với sự phát triển nhanh chóng của y học, 3 căn bệnh ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim vẫn có khả năng cứu chữa nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Đặc biệt hiện nay, khung giờ vàng đối với bệnh nhân đột quỵ đã được mở rộng lên đến 24 giờ.

"Khi người nhà bị đột quỵ, việc cần làm là nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Nếu bệnh nhân co giật, nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng, không nên nhét dị vật vào miệng vì sẽ làm ngạt đường thở. Người nhà cần nắm được thời điểm khởi phát đột quỵ, các loại thuốc bệnh nhân từng uống để cung cấp cho bác sĩ cấp cứu", bác sĩ Quyên nhấn mạnh.

TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh chia sẻ thêm: "Ung thư không phải là một căn bệnh chắc chắn sẽ chết, để việc điều trị đạt hiệu quả, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì theo sát phác đồ điều trị và tin tưởng vào y học".

Chi phí điều trị rất lớn nhưng luôn có giải pháp

Có một thực tế không thể phủ nhận là chi phí điều trị các bệnh hiểm nghèo là một gánh nặng lớn đối với bản thân người bệnh và gia đình. Nhiều hoàn cảnh vì khó khăn về kinh tế đã phải từ bỏ các biện pháp chữa trị, đánh mất cơ hội sống. 

Bà Nguyễn Phương Anh, Phó Tổng Giám đốc phát triển các dự án chiến lược và thương hiệu của FWD Việt Nam chia sẻ: "Khi các bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim xảy đến thì bản thân người bệnh và người nhà sẽ rất lo lắng bởi câu hỏi tiếp theo là điều trị như thế nào và chi phí bao nhiêu? Nếu như người bệnh là người trụ cột, lao động chính của gia đình thì đây là một gánh nặng tài chính rất lớn cho bản thân người bệnh và những người phụ thuộc. Bảo hiểm luôn là một phương án dự phòng tốt trong trường hợp này".

Đối mặt với ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Phương Anh - Phó Tổng Giám Đốc Phát Triển Các Dự Án Chiến Lược Và Thương Hiệu của FWD Việt Nam (Ảnh: QUANG ĐỊNH)

Theo bác sĩ Phạm Thị Ngọc Quyên, một may mắn cho bệnh nhân đột quỵ là các kỹ thuật điều trị, can thiệp hiện nay đã rất hiện đại, bắt kịp thế giới, đem lại cơ hội sống và hồi phục tốt hơn cho bệnh nhân. Thế nhưng, dù bệnh nhân được hỗ trợ điều trị trong khung giờ vàng nhưng chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, sau đó, bệnh nhân còn phải nằm viện để làm các xét nghiệm tầm soát cũng như điều trị phòng ngừa, uống thuốc dài hạn, về lâu dài … chi phí không nhỏ.

"Điều quan trọng là người bệnh được nhận diện sớm, được điều trị sớm thì hiệu quả cao hơn và cũng tốn ít chi phí hơn. Có thể nói, chi phí tối thiểu là 30 triệu, 40 triệu cho một ca đơn giản, nhưng cũng có thể lên 400 triệu, 500 triệu. Đó chỉ là chi phí ban đầu, còn mỗi ngày điều trị đều phải tốn thêm chi phí nữa", bác sĩ Hòa nói về nhồi máu cơ tim.

Còn với ung thư, TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh thông tin rằng chỉ riêng khâu chẩn đoán trung bình đã mất từ 10-20 triệu đồng. Có những trường hợp sử dụng kỹ thuật chẩn đoán mức độ lan tràn của bệnh thì còn cao hơn. Đến khâu điều trị, tiền hóa, xạ trị tầm 40-50 triệu đồng/đợt. Mỗi bệnh nhân tùy giai đoạn bệnh có thể kéo dài từ 6-8 đợt điều trị. Cá biệt có những kỹ thuật tiên tiến, phức tạp, chi phí có thể lên đến hàng tỷ đồng. Nếu bệnh nhân có BHYT đồng chi trả thì cũng đỡ được phần nào. Tuy nhiên, hiện nay BHYT không thể lo hết được cho bệnh nhân ung thư, bởi phương pháp điều trị càng tiên tiến thì chi phí càng lớn.

"Không phải ai cũng có BHYT và không phải dịch vụ y tế nào cũng được BHYT chi trả, vì vậy nếu chúng ta có thêm gói bảo hiểm chuyên biệt dành cho 3 bệnh hiểm nghèo là ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim, chúng ta sẽ chủ động hơn trong cuộc chiến chống lại bệnh tật. Số tiền được công ty bảo hiểm chi trả sẽ giảm bớt được gánh nặng cho gia đình và bản thân người bệnh", bà Phương Anh nhấn mạnh.

FWD Bộ 3 bảo vệ - Giải pháp bảo vệ trước 3 bệnh hiểm nghèo: ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam đã cho ra mắt sản phẩm bảo hiểm "3 trong 1" là FWD Bộ 3 bảo vệ, mang đến sự bảo vệ trước 3 bệnh ung thư tại bất kỳ giai đoạn nào, đột quỵ và nhồi máu cơ tim trong 1 sản phẩm duy nhất.

Đây là sản phẩm rất đơn giản, dễ hiểu và có thể mua hoàn toàn trực tuyến với vài thao tác đơn giản. Sản phẩm có 3 sự lựa chọn về quyền lợi bảo hiểm là 200 triệu, 300 triệu và 500 triệu với mức phí chỉ từ khoảng 200.000 đồng mỗi năm, tùy theo độ tuổi.

Đặc biệt, "FWD Bộ 3 bảo vệ" mở rộng độ tuổi tham gia lên 60 tuổi và khách hàng có thể nhận được sự bảo vệ đến 80 tuổi, đây là độ tuổi mà nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo cao và khách hàng rất cần được bảo vệ.

Ngay khi có chẩn đoán mắc một trong ba bệnh hiểm nghèo là ung thư tại bất kỳ giai đoạn nào, đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, FWD sẽ chi trả ngay 100% quyền lợi bảo hiểm, giúp người bệnh có nguồn tài chính kịp thời để điều trị và phục hồi sức khỏe.

Tìm hiểu "FWD Bộ 3 bảo vệ" để bảo vệ mình trước ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim tại https://portal.fwd.com.vn/ifwd/bo-3-bao-ve.

THU HIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên