03/07/2024 00:01 GMT+7

Doanh nghiệp fintech Việt loay hoay trong chiếc áo chật

Fintech Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Singapore. Quy mô của thị trường này ước tính lên đến 18 tỉ USD.

Thị trường fintech Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong khu vực châu Á - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Thị trường fintech Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong khu vực châu Á - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Tuy nhiên hành lang pháp lý cho fintech để khuyến khích đổi mới, sáng tạo lại chậm được rà soát, sửa đổi bổ sung.

Fintech muốn được 'cởi trói'

Tại tọa đàm "Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia - Con đường tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ" do báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính phối hợp với Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) vừa tổ chức, các chuyên gia cho rằng cần sớm lấp khoảng trống pháp lý cho fintech.

TS Trần Văn, viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số (IDS), cho hay đến nay các doanh nghiệp fintech vẫn đang hoạt động theo mô hình "giấy phép thử nghiệm" với nhiều hạn chế.

Trong khi với hàng chục triệu người dùng, các nền tảng fintech này đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện. Từ đó góp phần phát triển thanh toán qua thiết bị di động, dịch vụ tài chính số cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

TS Trần Văn, viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số (IDS) - Ảnh: A.H

TS Trần Văn, viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số (IDS) - Ảnh: A.H

"Việc thiếu vắng các quy định của pháp luật do chậm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung đang tạo ra khá nhiều rủi ro pháp lý. Nhất là khi tiến bộ của khoa học công nghệ diễn ra với cấp số nhân, tạo ra vô vàn cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ.

Chính vì vậy, để các doanh nghiệp công nghệ tài chính có thể tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ thích đáng về mặt thể chế của Nhà nước", TS Trần Văn phân tích.

PGS.TS Đặng Ngọc Đức, trưởng khoa tài chính - NH Đại học Đại Nam, chia sẻ kinh nghiệm của các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ đã có những tiến bộ vượt bậc trong vấn đề tiếp cận đối với các doanh nghiệp, các hộ gia đình.

Đơn cử là Trung Quốc có thể giải ngân một món vay trong vòng 6 giây. Hay ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... tất cả các ngân hàng đều có thể ứng dụng fintech vào toàn bộ quá trình cho vay.

Hiện một số ngân hàng ở Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng số, ứng dụng fintech trong cho vay, tuy nhiên mới chỉ dừng lại một mức độ là chuyển đổi số, chưa đáp ứng được vấn đề.

Tiếp cận đối tượng yếu thế bằng công nghệ

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Ví Momo - Ảnh: A.H

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Ví Momo - Ảnh: A.H

Theo ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Ví Momo, khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam chiếm tỉ trọng khoảng 30% GDP. Đó là các đơn vị siêu nhỏ như quán cà phê, tiệm tạp hóa, sạp bán rau, quầy bánh mì ven đường...

Với những đơn vị này, trong mắt các ngân hàng truyền thống cho rằng khó tiếp cận, vì khó thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt, nhiều rủi ro vì không đủ thông tin để đánh giá dòng tiền. Họ cũng dễ tổn thương do ít được trang bị các bộ đệm cần thiết để trụ vững trước những biến động kinh tế…

"Bản thân những đối tượng này cũng có rất ít sự quan tâm tới chuyển đổi số do quy mô nhỏ, thiếu kinh phí, không thể tính bài toán dài hạn", ông Diệp phân tích.

Với các tiểu thương hay doanh nghiệp siêu nhỏ này, MoMo tác động chuyển đổi số bằng khởi đầu đơn giản là quản lý dòng tiền thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó, là các tính năng quản lý khách hàng, giới thiệu sản phẩm ngay trên di động hoàn toàn miễn phí.

Việc tiếp cận được khu vực kinh tế phi chính thức vừa giải quyết được bài toán tài chính tổng quát, và cũng vừa mở ra "đại dương" mới cho dịch vụ tài chính.

"Đó là cách MoMo dùng công nghệ giúp cho những nhóm "yếu thế", dễ tổn thương nhất, nhưng lại có đóng góp không nhỏ vào GDP của nền kinh tế", ông Diệp chia sẻ.

Tương tự, Công ty cổ phần Finviet với ví điện tử Eco trong thời gian qua đã tập trung theo hướng số hóa hệ thống phân phối, bán lẻ hàng hóa để các hộ kinh doanh tạp hóa, bán lẻ có thể tiếp cận với những khoản vay nhỏ, thường là 10 - 20 triệu đồng/hộ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Hiển, tổng giám đốc Finviet, các quy định hiện hành vẫn chưa bao phủ hết nhu cầu của thị trường, cũng như chưa khai thác hết khả năng phát triển của fintech. Thậm chí Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 1-7, vẫn chưa đề cập nhiều đến vấn đề này.

Sớm hoàn thiện cơ chế

Cũng theo ông Hiển, để có bước đột phá mạnh mẽ, cơ quan quản lý nên sớm hoàn thiện, ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát sandbox. Trong đó có việc cho phép các tổ chức tín dụng hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp fintech trong thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Đồng thời cho phép các tổ chức có năng lực công nghệ, tài chính, quản trị hiện đại được tham gia vào thị trường vốn quy mô nhỏ qua các mô hình ngân hàng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số...

Ví điện tử Việt chiếm lĩnh thị trườngVí điện tử Việt chiếm lĩnh thị trường

Mặc dù có sự hiện diện của không ít ví điện tử ngoại tại Việt Nam, nhưng các ví điện tử trong nước vẫn luôn tỏ ra chiếm ưu thế, đồng thời hoạt động rất sôi nổi trên thị trường.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên