21/02/2020 08:31 GMT+7

Đỉnh hạn mặn trùng với đợt nắng nóng, miền Tây gồng mình chống đỡ

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Do ảnh hưởng của triều cường, độ mặn tại hệ thống sông tại Nam Bộ sẽ tăng dần và đạt mức cao nhất của tháng trong thời gian từ ngày 23 đến 25-2. Sau khi hết chu kỳ triều cường, hạn mặn sẽ giảm dần.

Đỉnh hạn mặn trùng với đợt nắng nóng, miền Tây gồng mình chống đỡ - Ảnh 1.

Người dân lấy nước ngọt miễn phí về sử dụng tại các vòi nước công cộng ở tại Tiền Giang - Ảnh: T.L.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau:

Trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn 80-90km, sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn từ 45-52km; sông Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn từ 65-76km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn từ 55-62km; sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn từ 45-55km; sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn từ 40-45km.

Tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Trong một số thời điểm, xâm nhập mặn ở đây có thể ở mức tương đương hoặc cao hơn cùng kỳ năm 2016. 

Tình trạng hạn mặn có thể duy trì và kéo dài hết tháng 3, tháng 4 năm nay, sau đó sẽ giảm dần.

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong tuần tới vùng hạ lưu sông Mekong không có mưa, dòng chảy tiếp tục giảm đến cuối tháng.

Dự báo dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng chậm đến cuối tuần, nhưng vẫn thấp cùng kỳ năm 2016 khoảng 12%.

Cuối tháng 2 thủy triều trên các sông Nam Bộ lên chậm và đạt đỉnh vào những ngày cuối tuần tới, triều ở mức trung bình.

Do thời tiết không mưa, thủy triều đẩy mặn vào hệ thống sông rạch cộng với thời tiết nắng nóng, tình trạng hạn mặn tại miền Tây sẽ càng trở nên gay gắt hơn.

Hiện nay một số tỉnh miền Tây đang gồng mình đối phó với hạn mặn. Tại Bến Tre, hồ chứa nước ngọt được đầu tư 85 tỉ đồng, công suất chứa hơn 800.000m3 nước, phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Tri. Hồ chứa nước ngọt này lại trở thành hồ chứa nước… mặn.

Tại một số tỉnh thành khác, các tuyến kênh rạch bắt dầu khô cạn, tình trạng lúa chết, thiếu nước canh tác nông nghiệp, nước sinh hoạt, do hạn mặn cũng đã xảy ra khắp nơi.

Cà Mau mời các nhà khoa học giúp khắc phục thiệt hại do hạn mặn Cà Mau mời các nhà khoa học giúp khắc phục thiệt hại do hạn mặn

TTO - Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra phức tạp, UBND tỉnh Cà Mau phát đi thông báo mời các bộ ngành trung ương và nhà khoa học đến khảo sát, đánh giá, hỗ trợ khắc phục.

LÊ PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên