Phóng to |
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM làm đơn xác nhận vay vốn tại trường - Ảnh: N.Hùng |
Đừng giết chết ước mơ học tập của sinh viên nghèo!Nhiều sinh viên khóc vì không được vayVay nóng đóng học phíĐiều chỉnh để đối tượng vay chính xác hơn
Nhiều sinh viên được vay không đúng đối tượng “Hiện nay chỉ có khoảng 1,7 triệu SV bậc giáo dục ĐH, mà trong giáo dục ĐH, SV thuộc đối tượng nghèo và cận nghèo thường chiếm tỉ lệ khá thấp trong tổng số SV. Nhưng hiện đã có đến 1,8 triệu hộ gia đình được vay cho gần 2 triệu HSSV đang đi học. Từ đó có thể nghĩ rằng đã có khá nhiều HSSV được vay không thuộc đối tượng SV nghèo và cận nghèo”. GS Phạm Phụ |
- Trong giáo dục đại học (ĐH), để giải quyết bài toán công bằng xã hội, trước đây thế giới chủ yếu sử dụng chính sách “Học phí cao - tài trợ nhiều”. Nhưng từ sau những tranh luận ở Ngân hàng Thế giới năm 1991, xu thế chủ yếu lại là chương trình cho SV vay vốn.
Mục tiêu cho vay cũng ngày càng đa dạng hơn, có thể phân thành năm nhóm. Thứ nhất là tạo nguồn thu nhập cho các trường ĐH do có thể tăng cao hơn mức học phí. Thứ hai là tạo điều kiện để mở rộng hệ thống giáo dục ĐH.
Thứ ba là tăng cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH cho người nghèo, đảm bảo được công bằng xã hội. Thứ tư là để có thể đáp ứng được loại nhân lực nằm trong ưu tiên quốc gia. Và thứ năm là giảm bớt gánh nặng tài chính trước mắt cho tất cả các nhóm SV, đồng thời đặt trách nhiệm tài chính cho việc học hành lên chính SV chứ không chỉ là gia đình họ.
Chương trình cho HSSV vay vốn của VN được phát triển mạnh từ năm 2007 chủ yếu có mục tiêu thứ ba, nhằm giải quyết bài toán công bằng xã hội, dành cho SV nghèo và cận nghèo. Lãi suất cho vay rất thấp, chỉ 6% và có thể trả chậm. Mức “trợ cấp ẩn” từ Nhà nước rất lớn, ước tính có thể lên đến 25-40%. Vì vậy, chương trình rất dễ bị lợi dụng bằng cách cung cấp thông tin thiếu chính xác về thu nhập gia đình.
Phóng to |
- Nếu kết quả đó đúng, có thể cho rằng về mặt này, chương trình của VN thuộc loại thành công nhất thế giới (!?). Nhưng nếu vậy, tại sao lại có đến hàng vạn SV không được tiếp tục vay nữa, “chỉ vay được một lần tối đa 12 tháng”... Rắc rối có lẽ không chỉ đang nằm ở chỗ khoảng 20% “SV có hoàn cảnh khó khăn đột xuất” (!?).
* Phải chăng nguyên nhân thay đổi các quy định còn nằm ở chỗ chưa giải ngân được nguồn vốn để tiếp tục cho vay?
- Tôi từng cảnh báo về khả năng bền vững và tài chính của chương trình. Thêm nữa, như đã nói ở trên, mức độ “trợ cấp ẩn” lên đến 25-40%, tỉ lệ hoàn vốn do vậy chỉ khoảng 45-50%. Trong khi đó, ví dụ, doanh số cho vay năm 2008-2009 đã đạt con số đến 8.500 tỉ đồng, tương đương khoảng 450 triệu USD. Nghĩa là “chi phí” hằng năm từ ngân sách nhà nước dành cho việc này có thể lên đến 200 triệu USD, chỉ để giải quyết mục tiêu công bằng xã hội. Nếu so với ngân sách nhà nước hằng năm dành cho giáo dục ĐH cũng chỉ trên 500 triệu USD, có thể cho rằng chương trình rất khó bền vững về mặt tài chính.
* Nghĩa là giáo sư cho rằng chương trình của VN đã không được thiết kế một cách cẩn thận ngay từ đầu cũng như việc tổ chức thực hiện còn chưa tốt?
- Cần có thêm “nhân vật thứ ba”, một thành phần độc lập, tham gia việc kiểm tra để có kết quả khách quan hơn mới có thể đánh giá được. Tuy nhiên, từ thực tế cũng như qua kinh nghiệm của nhiều nước, có thể cho rằng chương trình còn khá nhiều tồn tại.
* Và hậu quả là hàng vạn HSSV không được tiếp tục vay. Không ít trong số đó sẽ phải bỏ học giữa chừng. Trong tình huống này, cần phải làm gì, thưa giáo sư?
- Trên thế giới đã có nhiều chương trình phải tạm dừng lại. Ở VN, chương trình vay vốn chỉ đáp ứng riêng cho mục tiêu công bằng xã hội mà đã lên đến khoảng 450 triệu USD hằng năm và phát triển quá nhanh. Sau vài ba năm nữa, đến giai đoạn thu hồi vốn, câu chuyện có lẽ sẽ còn gay cấn hơn. Vì vậy, chấn chỉnh ngay là rất cần thiết.
Mặt khác, khi có những thay đổi đột ngột, nhiều SV vay vốn không thuộc diện hộ nghèo nhưng cũng có hoàn cảnh khó khăn không kịp xoay xở, có thể sẽ phải bỏ học. Vì vậy, cần gấp rút lập chương trình cho HSSV vay vốn không có “trợ cấp ẩn”, lãi suất chỉ cao hơn lãi suất huy động vốn của ngân hàng một ít chẳng hạn. Nhà nước chỉ gánh chi phí giao dịch và rủi ro, nếu có, cho SV. Chương trình này có thể giao cho các ngân hàng thương mại thực hiện. Và chương trình này có mục tiêu chủ yếu như mục tiêu thứ năm đã nói ở trên.
Cũng xin lưu ý, đa số chương trình của các nước đều có nhiều hơn một mục tiêu và một quốc gia có thể có nhiều chương trình khác nhau (Hàn Quốc có đến sáu chương trình, Trung Quốc có hai chương trình...). Vì vậy, dù gấp rút, chương trình cũng phải được thiết kế một cách cẩn thận. Nhân dịp này, cũng cần nghiên cứu để phát triển các loại chương trình phục vụ cho cả năm mục tiêu nói trên, tạo điều kiện mở rộng hệ thống giáo dục ĐH cũng như có thể tăng cao hơn mức học phí, từ đó có thể có “suất đầu tư” (chi phí cho một SV trong một năm) cao hơn nhằm đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh của nguồn nhân lực.
Công văn không thể đứng trên quyết định của Thủ tướng Việc phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Nguyễn Văn Lý ký thay tổng giám đốc công văn gửi giám đốc sở giao dịch, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh, thành điều chỉnh thực hiện cho vay đối với HSSV theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đối tượng vay tín dụng học tập. Ở góc độ pháp luật, công văn này có nhiều điểm chưa thật phù hợp. Theo điều 6 quyết định 157, thời hạn vay vốn được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học. Như vậy, theo quy định của quyết định này, bên đi vay được nhận tiền từ khi ký hợp đồng vay vốn và kéo dài đến khi kết thúc khóa học. Trong khoảng thời gian này, bên cho vay có trách nhiệm giải ngân cho bên đi vay và bên đi vay sử dụng tiền đúng mục đích (đóng học phí, chi trả các khoản phí khác phục vụ việc học tập). Trường hợp bên cho vay dừng giải ngân mà không thuộc các trường hợp bất khả kháng thì phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật dân sự. Để duy trì việc học cho con, có người phải đi vay nóng với lãi suất lên đến 12%/tháng. Những trường hợp không đi vay được, khả năng bỏ dở chuyện học hành là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Với những thiệt hại này, người đi vay có quyền khiếu nại, kể cả việc khởi kiện Ngân hàng Chính sách xã hội ra tòa để yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng và bồi thường đối với những thiệt hại thực tế mà họ phải gánh chịu trong thời gian bị đơn phương ngừng cho vay. Mặt khác, theo điều 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện do chính cơ quan ban hành ra văn bản đó hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Theo điều 1 Luật tổ chức chính phủ, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất. Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội không thể dùng công văn để điều chỉnh, thay đổi chính sách, điều kiện cho vay. Việc dùng công văn để điều chỉnh nội dung quyết định của Thủ tướng Chính phủ là không phù hợp. Có nghĩa là sự điều chỉnh đó chỉ áp dụng đối với những trường hợp cho vay kể từ năm học 2010-2011, không áp dụng đối với những trường hợp đã ký hợp đồng vay vốn tín dụng trước đó. Luật sư NGUYỄN ĐỨC |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận