Phóng to |
Các tân bác sĩ nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ răng hàm mặt tại lễ trao bằng tốt nghiệp Bác sĩ Răng hàm mặt cho khóa đào tạo 2003-2009 Trường Đại học Y dược TPHCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Nhiều sinh viên khóc vì không được vay
* Tôi là sinh viên đại học Y năm thứ 4. Lúc trưa gọi điện về nhà xin tiền đóng học phí thì bố mẹ bảo chưa vay được tiền ngân hàng chính sách vì ngân hàng đang rà soát. Nhà tôi có 6 anh em hoàn cảnh rất khó khăn mà hiện học phí lại đang tăng. Năm ngoái là 240 nghìn đồng/1 tháng năm nay đã tăng lên là 340 nghìn đồng/1 tháng.
Tôi nghĩ giáo dục là quốc sách, đầu tư vào giáo dục thì không sợ lỗ. Hàng trăm ngàn tỉ đồng được đem ra kích cầu trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua tại sao lại không chi ra 1 ít so với con số đó để đầu tư và kích cầu giáo dục.
* Tôi là sinh viên năm 2, nhà tôi không thuộc diện hộ nghèo. Nhưng để có tiền lo cho tôi đi học trong hoàn cảnh như hiện nay đối với gia đình tôi là một điều khó khăn vì thu nhập chỉ vừa đủ sống. Nếu như giới hạn diện cho vay lại thì chắc chắn có nhiều bạn giống hoàn cảnh của tôi sẽ không thể nào đến trường được. Hơn nữa bây giờ nếu với chuẩn cận nghèo là 650.000 đồng một người một tháng thì giả sử thu nhập của gia đình một bạn nào đó có thu nhập khoảng 1.000.000 đồng một tháng, bạn đó lấy tiền đâu để đi học khi mà học phí một học kỳ thấp nhất cũng gần 3 triệu đồng. Không lẽ bắt gia đình bạn ấy nhịn đói trong vòng 3 tháng liên tục để được đi học 5 tháng? Rồi còn chuyện phòng ở, tài liệu học tập, ăn uống.
Nếu 1 sinh viên vừa học vừa làm cật lực để có cái ăn, có tiền đóng tiền học thì liệu kết quả có tốt được không? Rồi tương lai sẽ đi về đâu khi mà ra trường với tấm bằng loại trung bình hoặc tệ hơn? Xin quý cơ quan xem xét lại để tạo điều kiện cho nhiều người được đi học và vì cả tương lai của đất nước Việt Nam này, như lời Bác Hồ đã dạy: "Vì lợi ích một năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".
* Mỗi năm học phí của các trường đại học cao đẳng đều tăng, giá cả phục vụ sinh hoạt hằng ngày cũng không ngừng tăng... Thiết nghĩ với một gia đình chỉ có 2 công đất để trồng lúa với hai đứa con đang học đại học mà địa phương cũng không xét là hộ nghèo hay cận nghèo... thì làm sao có thể đến trường? Rất mong cơ quan chức năng tạo điều kiện cho chúng tôi được đến trường... Sau này chúng tôi đi làm sẽ hoàn trả lại nguồn tín dụng mà chúng tôi đã vay.
* Tôi hiện đang là sinh viên, không chỉ riêng tôi mà rất nhiều bạn sinh viên sẽ rất khó khăn để xoay sở tiền học phí, tiền nhà trọ và đủ thứ chi phí cho cuộc sống. Nếu chương trình hỗ trợ này bị thu hẹp, hạn chế, sẽ có rất nhiều sinh viên phải dừng việc học. Và điều này cũng có nghĩa là nhà nước sẽ mất một lượng lớn nhân lực sau này. Nhiều nước đã thành công khi đầu tư vào nguồn nhân lực như Nhật Bản hay Trung Quốc và giờ họ là những cường quốc kinh tế.
* Tôi vừa nhận được giấy báo trúng tuyển ĐH Nông Lâm TPHCM. Cả gia đình và bà con đều đến chúc mừng và đặt niềm hy vọng tôi học xong sẽ về phục vụ quê nghèo nơi mình đang sinh sống. Thế nhưng niềm vui không được trọn vẹn vì hồ sơ xin vay vốn học tập của tôi đã bị từ chối. Tiền đâu để đóng học phí đầu năm, mẹ tôi đã phải đi vay nhiều nơi với lãi cao mỗi nơi một ít, nhưng cũng chưa đủ. Nhìn mẹ tất bật, quay cuồng với việc lo tiền cho tôi, tôi đau lòng quá! Chẳng lẽ tôi tạm dừng ước mơ ngồi trên giảng đường đại học để mẹ bớt được gánh nặng này?
* Tôi hiện đang là sinh viên năm cuối ngành Công nghệ Sinh học của trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi đã làm đơn xin vay vốn. Năm thứ nhất được vay vốn. Sang năm thứ hai xin giấy xác nhận của trường và chuyển giấy về quê cho ba mẹ làm giấy nộp vào ngân hàng địa phương, thế nhưng, 1 năm chờ đợi và không nhận được số tiền vay.
Đầu năm học này 2010-2011 tôi vẫn xin giấy xác nhận ở trường, tiếp tục chờ. Gần đây, nhận được tin từ địa phương là không đươc vay vốn. Trong khi đó, gia đình tôi được địa phương xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ba và mẹ tôi đã ngoài tuổi lao động và không có công việc gì làm. Ngoài việc phải lo trang trải cuộc sống gia đình, còn phải lo tiền học hàng tháng của tôi và một cô em gái đang học lớp 9. Kinh tế gia đình hoàn toàn bế tắc.
Việc học của tôi thường xuyên bị chi phối bởi tiền học và mọi thứ. Tôi rất mong nhà nước và chính quyền địa phương có cách giải quyết để những sinh viên có hoàn cảnh như chúng tôi có điều kiện mà an tâm học tập. Cả một tương lai phía trước! Tôi rất sợ bị hủy kết quả học tập trong một ngày nào đó chỉ vì không đủ tiền để học.
* Con tôi học năm thứ 3 đại học ở TP.HCM. Hai năm trước, tôi được vay vốn hỗ trợ sinh viên với mức 4 triệu đồng/học kì. Tổng cộng hai năm qua, tôi được vay hơn 16 triệu. Giờ đây nhà nước lại cắt giảm chương trình vay vốn thì càng làm cho cuộc sống của chúng tôi thêm khó khăn. Không được vay vốn hoc tập nữa thì không biết có bao nhiêu bạn sinh viên sẽ phải nghỉ học giữa chừng chỉ vì lý do không đủ tiền để học.
Nếu SV thuộc hộ gia đình nghèo không được vay vốn ngân hàng nữa thì việc khó khăn lại thêm chồng chất khi gia đình vừa phải lo học phí cho con, vừa phải lo các khoản tiền khác.
Người dân nghèo đào đâu ra tiền khi nghề nông lại còn phụ thuộc vào ông trời? Rất mong cơ quan chức năng xem xét và có hướng giải quyết đúng đắn hợp lý.
Chủ trương cho HSSV vay vốn đóng học phí là một chủ trương đúng đắn mang tính nhân văn sâu sắc và tầm nhìn chiến lược sáng suốt của Đảng và nhà nước. Nó làm giảm bớt phần nào gánh nặng trên đôi vai của những gia đình khó khăn. Thế nhưng chủ trương đó đang bị thu hẹp một cách đột ngột mà không có lý do chính đáng. Việc làm này sẽ gây ra nhiều thắc mắc, bất bình và hệ lụy trong xã hội. Không có điều kiện để tiếp tục học các bạn sinh viên sẽ làm gì? Nếu họ có quyết tâm thì sẽ đi học những bậc thấp hơn để mau ra trường không làm gánh nặng gia đình nữa. Còn phần nhiều sẽ đi làm những công việc lao động phổ thông. Đáng ngại hơn nữa sẽ làm phát sinh nhiều hơn nữa những tệ nạn xã hội từ những thanh thiếu niên nhận thức còn bồng bột. Nếu nhưng vậy trình độ dân trí của chúng ta bao giờ mới phát triển được? Bác có nói "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Đầu tư vào những thế hệ tương lai của đất nước mới chính là việc đầu tư đúng đắn và siêu lợi nhuận. Mong những người có trách nhiệm hãy suy tư, trăn trở về vấn đề này để làm hết trách nhiệm của mình, để những điều tốt đẹp sẽ tồn tại và phát triển mãi mãi trên đất nước chúng ta. Tôi là một sinh viên mới vừa tốt nghiệp, gia đình rất khó khăn nhưng không nằm trong “chuẩn nghèo” đã quy định. Tôi đã ra trường, đang đi làm, trong thâm tâm luôn thầm cám ơn chính phủ đã có nguồn vay vốn giúp đỡ sinh viên, sau này còn nâng mức giải ngân từ 1 triệu đồng/ học kỳ lên 4 triệu đồng/ học kỳ. Quả thật nếu không có khoản vay đó, tôi chắc chắn không thể học xong đại học như bây giờ. Nay với việc điều chỉnh chính sách này, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ xoay sở cách nào: nghĩ học, bán nhà, đi làm thêm từ sáng đến khuya hay cố gắng “chạy” một suất “gia đình nghèo” theo quy định của NHCSXH. Hay GS Ngô Bảo Châu sẽ lại cố giành giải Fields một lần nước để đóng góp số tiền thưởng quý giá ấy cho các em? Đừng giết chết ước mơ học tập của sinh viên nghèo! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận