08/10/2010 04:30 GMT+7

Điều chỉnh để đối tượng vay chính xác hơn

THANH HÀ thực hiện
THANH HÀ thực hiện

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh những thay đổi trong chương trình tín dụng đào tạo, ông Nguyễn Văn Lý, phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), cho biết:

ptBlRYRd.jpgPhóng to

Sinh viên tìm hiểu thủ tục vay vốn từ chương trình tín dụng đối với SVHS tại Trường ĐH Mở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

PwrvFoTm.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Văn Lý - Ảnh: T.H.

Đừng giết chết ước mơ học tập của sinh viên nghèo!Nhiều sinh viên khóc vì không được vayVay nóng đóng học phí

- Diện được vay vốn ưu đãi của chương trình tín dụng đào tạo có bốn đối tượng: HSSV con em hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất và diện mồ côi. Việc điều chỉnh quy định cho vay chỉ áp dụng đối với đối tượng thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất. Trong đó, đối với những trường hợp vay mới từ năm học 2010-2011 sẽ áp dụng theo quy định mới, được vay đến tối đa 12 tháng.

Với đối tượng đã được xét duyệt vay vốn từ những năm học trước sẽ được rà soát phân loại để áp dụng chính sách ưu đãi một cách hợp lý. Những trường hợp đã được vay đủ 12 tháng trở lên sẽ dừng lại. Vì gặp “khó khăn đột xuất” sẽ được hỗ trợ để vượt qua giai đoạn đó. Khi khó khăn đã được khắc phục sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục hưởng chế độ ưu đãi.

Còn nếu sau khi gặp khó khăn đột xuất, gia đình trở thành hộ nghèo, hộ cận nghèo hay không may rơi vào hoàn cảnh mồ côi, HSSV sẽ được giải quyết tiếp tục vay vốn theo quy định đối với các đối tượng này.

Trong thời gian đang học tập, gia đình lại tiếp tục gặp một khó khăn đột xuất khác, HSSV sẽ được xem xét giải quyết cho vay đợt khác, cũng với thời gian không quá 12 tháng, chứ không chỉ giới hạn một lần trong cả quá trình học. Việc cho vay vốn căn cứ trên điều kiện khó khăn thực tế của gia đình HSSV, thay vì lấy điều kiện ở một thời điểm áp dụng cho cả bốn năm học.

Như vậy, chương trình tín dụng đào tạo vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc, tôn chỉ mục đích là hỗ trợ những HSSV có hoàn cảnh khó khăn, không để trường hợp nào vì khó khăn phải nghỉ học. Điều chỉnh thời gian vay vốn ưu đãi đối với diện khó khăn đột xuất là để đảm bảo đối tượng được vay chính xác hơn, đúng đối tượng hơn, chính sách hỗ trợ hợp lý hơn, mức độ khó khăn đến đâu được ưu đãi đến đó.

* HSSV thuộc diện hoàn cảnh khó khăn đột xuất chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số HSSV vay vốn tín dụng đào tạo, thưa ông?

Ông Dương Văn Bá (phó vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ GD-ĐT):

Nếu phát sinh tình huống sẽ có ý kiến

Nội dung điều chỉnh trong chính sách cho vay vốn tín dụng đào tạo đối với HSSV diện hộ gia đình có khó khăn đột xuất đã có sự thống nhất giữa các bộ ngành, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có kết luận chính thức để triển khai.

Trước mắt việc cho vay tín dụng đào tạo sẽ thực hiện theo quyết định của Chính phủ, các bộ ngành - trong đó có Bộ GD-ĐT đã thống nhất cách giải quyết đó. Còn khi triển khai, nếu phát sinh các tình huống thực tế, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét và có ý kiến đề xuất tiếp với Chính phủ.

- Theo thống kê của chúng tôi từ năm 2008 đến tháng 6-2009, đối tượng gặp khó khăn đột xuất về tài chính chiếm 15% trong tổng số HSSV được vay vốn ưu đãi. Hiện nay con số này đã cao hơn, đạt trên 20% trong tổng số người vay tín dụng đào tạo.

* Nếu chỉ chiếm một tỉ lệ không quá lớn như vậy, liệu có cần phải điều chỉnh thời gian cho vay đối với những đối tượng này?

- Điều chỉnh quy định như vậy xuất phát từ thực tế kiểm tra của các đoàn kiểm tra liên ngành trong thời gian qua, để tránh hiện tượng có những hộ chỉ khó khăn tạm thời trong một thời gian ngắn, nhưng HSSV thuộc các hộ này lại được hưởng chế độ cho vay chính sách trong suốt quá trình học.

Trong số đó, những trường hợp tiếp tục gặp khó khăn sẽ được chuyển sang giải quyết theo các đối tượng khác phù hợp với hoàn cảnh cụ thể như tôi đã trình bày ở trên.

Vì đây là một chương trình ưu đãi nên cần chú trọng đúng đối tượng và công bằng trong việc được thụ hưởng chính sách. Hoàn cảnh khó khăn đến đâu được hỗ trợ đến đó. Với những khó khăn đột xuất, thời gian 12 tháng để giải quyết là phù hợp. Nếu chỉ vì gặp khó khăn đột xuất vào một thời điểm mà được hỗ trợ suốt cả bốn năm là không hợp lý.

* Sau khi triển khai quy định mới, NHCSXH đã nhận được phản hồi từ các địa phương như thế nào, thưa ông?

- Một số chi nhánh ngân hàng các tỉnh đã báo về cho chúng tôi ý kiến của người được vay trong diện khó khăn đột xuất đều đề nghị nên tiếp tục duy trì cách cho vay như cũ. Chính phủ, NHCSXH luôn hướng ưu đãi đến người thật sự cần. Vì vậy sau một thời gian áp dụng, cần phải có sự điều chỉnh chính sách cho hợp lý hơn để vốn đến với đúng đối tượng cần hỗ trợ.

Trong quá trình cho vay tín dụng đào tạo thời gian qua, trên thực tế việc bình xét cho vay ở một số địa phương còn nhiều tồn tại. Nhiều địa phương vì quyền lợi của con em mình nên khi bình xét nới rộng điều kiện, tiêu chuẩn được vay vốn dẫn đến nhiều đối tượng chưa cần được vay vốn đã được xét, khó khăn ít đã được vay. Đối tượng vay tăng đột biến trong thời gian qua gây sức ép cho quỹ tín dụng đào tạo. Vì vậy trong điều kiện nguồn lực còn giới hạn, chính sách cần có sự điều chỉnh để nhiều đối tượng khó khăn thật sự được hỗ trợ.

0,7% sai đối tượng

Tính đến thời điểm này, cả nước đã có gần 1,8 triệu hộ gia đình được vay vốn tín dụng ưu đãi cho gần 2 triệu HSSV đang đi học. Tổng số vốn được giải ngân sau ba năm thực hiện chương trình này là 24.000 tỉ đồng.

Năm 2008-2009, NHCSXH đã đến kiểm tra tại 10.007 xã trong cả nước với 82.473 tổ tiết kiệm tại khu dân cư, rà soát việc vay vốn của 420.000 hộ gia đình và 196 cơ sở đào tạo với khoảng 335.000 HSSV đang được vay vốn từ chương trình. Các đoàn kiểm tra phát hiện có 3.043 hộ gia đình thuộc 357 xã được vay vốn ưu đãi sai đối tượng, chiếm tỉ lệ 0,7% trong số hộ gia đình được kiểm tra.

THANH HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên