Điều đáng chú ý là điểm chuẩn của các ngành có sự chênh lệch rất lớn.
Đối với phương thức xét học bạ, chênh lệch điểm chuẩn nhiều nhất nằm ở Trường đại học Bách khoa và Trường đại học Sư phạm.
Trong đó, ngành có điểm chuẩn thấp nhất tại Trường đại học Sư phạm là 15 (ba môn), trong khi ngành cao nhất có điểm chuẩn lên đến 28,6 (sư phạm toán).
Như vậy ngành cao nhất và thấp nhất có điểm chênh nhau đến 13,6 điểm. Các ngành khác của trường hầu hết có điểm chuẩn từ 22 điểm.
Tại Trường đại học Bách khoa, mức chênh lệch tuy thấp hơn nhưng cũng ở mức rất lớn. Ở trường này, ngành kỹ thuật máy tính có điểm chuẩn cao nhất trường là 28,4.
Trong khi đó ngành có điểm chuẩn thấp nhất trường là kỹ thuật xây dựng công trình thủy khi điểm chỉ ở mức 18,68. Như vậy điểm chênh lệch là 9,72.
Điểm chuẩn các ngành khác hầu hết trên 23, bốn ngành dưới 20 điểm.
Trường đại học Sư phạm kỹ thuật có nhiều ngành dưới 20 điểm.
Trong đó có ba ngành cùng có điểm chuẩn 18,03. So với ngành có điểm chuẩn cao nhất là 27,53, mức chênh lệch cũng lên tới 9,5 điểm.
Đáng chú ý là Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, toàn bộ các ngành đều có điểm chuẩn 15.
Điểm chuẩn đánh giá năng lực chênh lệch gần 400 điểm
Ở phương thức xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, điểm chuẩn các ngành trong cùng trường cũng có sự chênh lệch rất lớn.
Tại Trường đại học Bách khoa, phần lớn các ngành có điểm chuẩn từ mức trên 600 đến trên 800. Một số ngành có điểm chuẩn trên 900.
Trong đó ngành cao nhất có điểm chuẩn 979,6, thấp nhất 602. Mức chênh lệch lên đến 377,6 điểm.
Tại Trường đại học Kinh tế, mức chênh lệch nhiều nhất là 120 điểm, Trường đại học Sư phạm 150 điểm, Trường đại học Ngoại ngữ 179 điểm...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận