8,8 tỉ đồng cho chương trình "Chung sức vì chủ quyền biển Đông"Ôtô Trường Hải góp 1 tỉ đồng hướng về biển ĐôngVăn nghệ sĩ hướng về biển ĐôngBạn đọc đóng góp 3,2 tỉ đồng
Phóng to |
Sinh viên trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM quyên góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” tại buổi sinh hoạt chính trị phản đối Trung Quốc - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Phóng to |
Rất đông sinh viên Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM hô to khẩu hiệu “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam chúng ta” tại buổi sinh hoạt chính trị phản đối Trung Quốc tối 15-5 - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Phóng to |
PGS-TS Đỗ Dũng hiệu trường Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM trao số tiền ủng hộ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển đông” do CBCNV- GV- SV quyên góp cho đại diện Báo Tuổi Trẻ - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Buổi sinh hoạt chính trị thời sự biển Đông thu hút khoảng 400 sinh viên, cán bộ giảng viên nhà trường tham dự. Tại hội trường, cờ đỏ sao vàng bay phất phới; những tấm băng rôn “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Vì một Việt Nam hòa bình” được sinh viên giương cao; những tiếng “Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam” được hô vang…
Đối xử thật tốt với người Trung Quốc
Mở đầu chương trình, đại tá Nguyễn Nhứt - phó giám đốc Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM, thông tin tình hình thời sự biển Đông đến sinh viên, cán bộ giảng viên.
Tình hình Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981, cắt cáp tàu Bình Minh II, tàu Viking của Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng được đại tá Nhứt thông tin đầy đủ đến sinh viên, cán bộ giảng viên. Để sinh viên nắm rõ hơn tình hình, đại tá Nhứt đã chiếu những thông tin, hình ảnh tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam khiến sáu thuyền viên bị thương cũng như những đấu tranh của ta trên mặt trận ngoại giao.
Đại tá cũng khuyên sinh viên " Các bạn nhớ là sinh viên Trung Quốc học ở đây, người dân Trung Quốc sinh sống ở đây chúng ta hãy đối xử bình thường với họ, không được gây khó khăn. Thậm chí, không những đối xử bình thường mà phải đối xử tốt với họ nữa để biểu thị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta…” – đại tá Nhứt nói.
Yêu nước theo cách của người trí thức
Tiếp đó, thay mặt sinh viên trường, anh Võ Trung An – chủ tịch hội sinh viên - đã đọc bức thư phản đối hành động của Trung Quốc. Thư có đoạn: “Hôm nay, thay mặt toàn thể các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, chúng ta phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trái phép ở Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Kêu gọi toàn thể các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cần đoàn kết, thống nhất, tuyệt đối tin tưởng và chấp hành các chủ trương của Đảng, giải pháp của Nhà nước để bảo vệ trọn vẹn độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thân yêu của Tổ quốc. Các bạn cần tỉnh táo, cảnh giác để tránh bị lôi kéo kích động...
Hãy thể hiện lòng yêu nước bằng việc học tập tốt, tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện “mùa thi nghiêm túc”. Thể hiện lòng yêu nước, chung sức chung lòng với bà con ngư dân và các lực lượng của ta đang can trường bám biển, trực tiếp đấu tranh giữ vững chủ quyền biển Đông, bằng việc tham gia đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển đông” do báo Tuổi Trẻ phát động”.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng nhà trường – cho rằng sự kiện công nhân các khu công nghiệp biểu tình kích động, đập phá nhà máy ở Bình Dương; thông tin xích mích giữa công nhân Việt Nam và công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) là điều cực kỳ đáng tiếc. Các bạn sinh viên không hiểu hết tình hình sẽ dễ bị kích động.
“Mục đích của buổi sinh hoạt chính trị hôm nay là để ủng hộ các chiến sĩ bảo vệ đất nước và cũng để sinh viên hiểu rằng cần phải có “cái đầu nóng” để không bị cuốn vào âm mưu của kẻ xấu. Xâm phạm chủ quyền nước ta là của nhà cầm quyền Trung Quốc. Còn người dân Trung Quốc cũng như người dân Việt Nam vậy. Các bạn hãy yêu nước theo kiểu của người trí thức. Cố gắng học tốt, đưa đất nước lên đỉnh cao khoa học, kỹ thuật thì không có nước nào bắt nạt được…” – thầy Dũng nhắn nhủ sinh viên.
130 triệu đồng “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”
Tại buổi sinh hoạt chính trị, đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã trao 130 triệu đồng cho ông Lê Thế Chữ - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - để ủng hộ chương trình “Chung tay bảo vệ chủ quyền biển Đông”. Trong đó, 100 triệu đồng do cán bộ, giảng viên; 20 triệu đồng do Đoàn thanh niên và 10 triệu đồng do Hội cựu chiến binh Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đóng góp. |
Mọi đóng góp, bạn đọc có thể thông qua: * Tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc tại 14 văn phòng đại diện, thường trú của báo Tuổi Trẻ trên cả nước. Mọi thông tin vui lòng liên hệ qua điện thoại: (08) 39973838 gặp Ban công tác xã hội hoặc qua email: congtacxahoi@tuoitre.com.vn. Hoặc thông qua tài khoản: + Báo Tuổi Trẻ, Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 TP.HCM. Số tài khoản: 102010000118248 (đồng Việt Nam). Bạn đọc ở nước ngoài xin chuyển khoản về chủ tài khoản báo Tuổi Trẻ: + Tài khoản USD: 007.137.0195.845 tại Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM. + Tài khoản EUR: 007.114.0373.054 tại Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM. + Swift code: BFTVVNVX007 Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận