25/08/2023 05:45 GMT+7

Dẹp cảnh ăn xin ở TP.HCM: trách nhiệm của ai?

Người TP.HCM nên xem lại cách cho tiền người ăn xin. Lòng tốt không đúng lúc, đúng chỗ có thể tạo thói quen ỷ lại, thêm gánh nặng xã hội và những hệ lụy tai hại không ngờ.

Nhiều người lợi dụng trẻ em đi xin tiền ở giao lộ tại TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Nhiều người lợi dụng trẻ em đi xin tiền ở giao lộ tại TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Thời đó, ăn xin đa phần người già. Họ rủ nhau đi cả xóm, cả làng, đi xin quanh năm, như một nghề kiếm sống, Tết mới về. Sau mấy năm, nhiều người ky cóp xây được nhà ở quê.

Kinh tế phát triển, người già ăn xin ít dần. Thay thế là trẻ em và người thương tật. Có bé đỏ hỏn, chỉ vài tuần tuổi. Nhiều người tự tạo viết thương giả cho mình, và có người quản lý một nhóm người ra ngã tư đường xin tiền. Dư luận bức xúc, báo chí vào cuộc, chính quyền ra tay, họ tạm lánh một thời gian, rồi tiếp tục.

Ăn xin ở TP.HCM cũng có mùa. Gần Tết càng đông hơn, với rất nhiều trẻ em. Trẻ từ Campuchia đi theo đoàn, theo phum, vượt biên qua Long An và Tây Ninh. Họ chỉ ăn xin ở TP.HCM và ở lại nhiều tuần. 

Văn hóa người Campuchia tập trung cúng dường ở chùa, không có thói quen cho tiền người khác kiểu bố thí. Ăn xin ở Campuchia chỉ xin khách nước ngoài, họ xin 100 riel tương đương 600 VNĐ. Sang TP.HCM xin được vài ngàn trở lên, ai cho 500 đồng có khi họ từ chối nhận.

Du khách đến TP.HCM bị quấy rầy vì ăn xin, rất khó chịu, chưa kể nạn ăn xin kết hợp móc túi. Có du khách nước ngoài phàn nàn với hướng dẫn viên: "Tại sao Việt Nam lại dung dưỡng nạn hành hạ trẻ sơ sinh như vậy?".

Người lớn cũng ra đường ở TP.HCM xin tiền. Họ có thể là người khuyết tật hoặc giả thương tật. Họ ngồi ở ngã tư bán mấy thứ lặt vặt, ai thương tình mua giá cao hoặc chỉ cho tiền họ cũng nhận. Gần đây còn có biểu diễn phun lửa để được cho tiền ít nhiều cũng cản trở giao thông.

Cùng với Đà Nẵng (dẹp được nạn ăn xin vào năm 2002), tỉnh Tây Ninh cũng đã quét sạch mấy "đội" ăn xin vào năm 2000. Phải huy động cả hệ thống chính trị, trấn áp bọn chỉ huy, bảo kê; thuyết phục và sắp xếp việc bán hàng rong hợp tình, hợp lý.

Dẹp ăn xin không phải là chuyện khó. Vấn đề là làm sao để không tái diễn. Tôi có ý kiến: cần xác minh nhân thân người Việt ăn xin. Neo đơn thì đưa vào trại dưỡng lão, ngặt nghèo thì nhờ tổ chức từ thiện. Bảo kê, chăn dắt thì xử phạt đúng pháp luật.

Với người ăn xin nước ngoài, giao cho sứ quán các nước hoặc ủy thác nếu chưa có sứ quán. Cần ngăn chặn từ biên giới tình trạng người lớn nước bạn dắt trẻ nhỏ sang Việt Nam. Người TP.HCM cũng nên xem lại cách cho tiền người ăn xin. Lòng tốt không đúng lúc, đúng chỗ có thể tạo thói quen ỷ lại, thêm gánh nặng xã hội và những hệ lụy tai hại không ngờ.

Dẹp ăn xin, trách nhiệm đầu tiên là của địa phương. Không thể xem việc dẹp ăn xin là của riêng ngành lao động - thương binh và xã hội.

Bạn đọc tranh luận: Nên hay không nên cho tiền trẻ ăn xin?Bạn đọc tranh luận: Nên hay không nên cho tiền trẻ ăn xin?

“Cho tiền là tiếp tay cho những kẻ chăn dắt đẩy thêm nhiều trẻ em ra đường ăn xin” - nhiều bạn đọc có ý kiến. “Thà tiếp tay cho chăn dắt nhưng ít ra các em còn được ăn no, nếu không ai cho thì các em sẽ bị bỏ đói” - bạn đọc Don Luciano chia sẻ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên