26/05/2020 10:17 GMT+7

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình

NGUYỄN HỮU PHÚ
NGUYỄN HỮU PHÚ

TTO - Tôi rất tự hào là một người con đất Việt, và càng hãnh diện, vinh dự hơn khi tôi được góp một phần công sức nhỏ bé của mình nơi đầu sóng ngọn gió, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình - Ảnh 1.

Bãi biển trên đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: GIA TIẾN

Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này là không thể tranh cãi. Đây là một phần máu thịt không thể tách rời. 

Trường Sa ở giữa bốn bề mênh mông sóng nước, với nhiều đảo chìm, đảo nổi, bãi san hô tuyệt đẹp. Sừng sững, hiên ngang, kiên cường trước bão giông và trước quân thù không mảy may run sợ.

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình - Ảnh 2.

Sân bay Trường Sa trên đảo Trường Sa Lớn - Ảnh: GIA TIẾN

Nhiều người nói: "Đi Trường Sa khó hơn đi nước ngoài. Có tiền đi du lịch nước ngoài được, chứ có nhiều tiền chưa chắc đã đi được Trường Sa". 

Họ nói vậy cũng đúng thôi, vì không phải ai cũng đi được Trường Sa. 

Như tôi, sau nhiều năm viết đơn tình nguyện, hiện nay tôi đang dạy học tại trường Tiểu học xã đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình - Ảnh 3.

Trường học trên đảo Song Tử Tây - Ảnh: NGUYỄN HỮU PHÚ

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình - Ảnh 4.

Ảnh: NGUYỄN HỮU PHÚ

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình - Ảnh 5.

Đến nơi đây, tôi thấy hết được tình cảm giữa quân và dân luôn luôn đùm bọc, khăng khít, yêu thương đến nhường nào, đúng như lời Bác Hồ từng dạy: "Quân với dân như cá với nước" - Ảnh: NGUYỄN HỮU PHÚ

Trường Sa có rất nhiều đảo xinh đẹp, như đảo Trường Sa lớn, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Trường Sa Đông… Khi đến nơi đây công tác, tôi mới hiểu và thấm thía nỗi gian truân vất vả của các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm "trừng mắt sa trường" canh giữ biển trời quê hương, chịu đựng "nắng cháy da/ gió khô rát mặt". 

Sau một thời gian công tác tại xã đảo, tôi về đất liền nghỉ phép. Gặp tôi, ai cũng hỏi, nếu bây giờ anh chị muốn đi thăm Trường Sa thì phải làm thế nào, cần những điều kiện gì thì mới đi được. 

Tôi biết, mọi người trên đất nước mình điều mong mỏi là được đến với Trường Sa, nơi hồn thiêng của Tổ quốc.

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình - Ảnh 6.

Đảo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: GIA TIẾN

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình - Ảnh 7.

Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: GIA TIẾN

Trong thâm tâm tôi cũng mong muốn nhà nước mình mở tuyến du lịch đến với quần đảo Trường Sa. Trường Sa là của Việt Nam, mọi người dân khi có điều kiện thì có thể du lịch đến thăm, cũng giống như đi du lịch ở các địa điểm khác trên đất nước ta.

Đến với Trường Sa, ngoài tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các đảo giữa biển khơi mênh mông xanh biếc, chiêm ngưỡng cảnh sắc trời mây, sóng nước hòa lại làm một, còn là để ghi nhớ công ơn ông cha ta đã dày công chiến đấu gìn giữ và bảo vệ. 

Đến để biết yêu thương, chia sẻ với những khó khăn, thiếu thốn, vất vả của các cán bộ chiến sĩ hải quân, nơi mà "những con sóng phả đầu ngọn gió" nhưng "vẫn nở nụ cười rạng rỡ trên môi".

Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Diễn đàn gồm các hoạt động truyền thông, cuộc thi Quê hương tôi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước.

Thể lệ cuộc thi "Quê hương tôi" (19-5-2020 - 15-8-2020)

Nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất nước, phong tục, tập quán, con người Việt Nam cũng như thúc đẩy phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết "Quê hương tôi". Thể lệ cuộc thi như sau:

Chủ đề cuộc thi:

- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của bạn đọc về những nét độc đáo của quê hương mình đến với mọi người Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nội địa hồi phục nhanh chóng sau dịch COVID-19 (chú trọng đến yếu tố tình cảm, nhân văn, cảnh đẹp của con người, vùng đất thông qua sự kiện, lễ hội, văn hóa, ẩm thực, địa danh, trang phục truyền thống...).

Đối tượng tham gia:

- Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Thời gian nhận tác phẩm:

- Từ ngày 19-5-2020 đến hết ngày 15-8-2020.

Quy cách bài dự thi:

- Bài viết tối đa 800 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.

- Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.

- Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) để ban tổ chức (BTC) liên lạc.

- Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Cách thức tham gia:

- Bài viết dự thi gửi đến BTC theo 2 cách:

+ Gửi qua địa chỉ email antuongvietnam@tuoitre.com.vn

+ Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết "Quê hương tôi".

- Bạn đọc vào trang web https://dulich.tuoitre.vn/que-huong.htm để xem bài dự thi đã qua sơ loại.

Cơ cấu giải thưởng:

Giải chung cuộc:

• 1 giải nhất: Trị giá 20 triệu đồng, gồm 10 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 2 giải nhì: Mỗi giải trị giá 15 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 3 giải ba: Mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 5 triệu đồng.

• 10 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 3 triệu đồng.

- Người đoạt giải thưởng được hỗ trợ 2 đêm phòng khách sạn để tham dự lễ trao giải, khách sạn do BTC chọn và đặt phòng.

- Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 30-8-2020.

Quy định chung:

- Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trong bài viết và bản quyền bài viết.

- Cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành chương trình này được tham gia viết bài nhằm cổ súy cho hồi phục du lịch Việt Nam nhưng không được xét chấm giải.

- Trong thời gian diễn ra cuộc thi, bài dự thi được chọn đăng trên báo in báo Tuổi Trẻ, TTO sẽ được báo Tuổi Trẻ trả nhuận bút.

- BTC được quyền sử dụng bài dự thi đoạt giải cho mục đích tuyên truyền, đối ngoại, in ấn các tài liệu quảng bá tiếp thị cho mục đích phát triển du lịch Việt trong và sau cuộc thi. Đối với bài dự thi không đoạt giải nhưng được sử dụng cho mục đích vừa nêu sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài.

- Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Giải thưởng bằng hiện vật sẽ không được quy đổi thành tiền.

- Nếu có bằng chứng hiển nhiên người tham gia gian lận và sao chép tác phẩm thì kết quả của người thắng cuộc sẽ bị hủy bỏ.

- Nếu có một vấn đề phát sinh trong hoặc sau cuộc thi, mà vấn đề này nằm ngoài quy định đang có, BTC có toàn quyền thảo luận để đưa ra quyết định xử lý vấn đề.

BAN TỔ CHỨC

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình - Ảnh 9.
Ăn chơi hè hết đảo Phú Quý Ăn chơi hè hết đảo Phú Quý

TTO - Thời gian đi du lịch Phú Quý tốt nhất là từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5 âm lịch, còn từ tháng 6 - 9, biển bắt đầu có gió và thời tiết khá thất thường.

NGUYỄN HỮU PHÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên