25/05/2020 20:20 GMT+7

Du lịch nhà vườn Đà Lạt: nông dân mở lòng nếu khách dễ thương

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Mấy năm sau khi mẹ tôi về hưu, bà bắt đầu trồng dâu tây trên mảnh vườn tại ngôi nhà chúng tôi ở trong lòng thành phố Đà Lạt. Trước đó, mảnh vườn này vốn chỉ để cỏ mọc.

Du lịch nhà vườn Đà Lạt: nông dân mở lòng nếu khách dễ thương - Ảnh 1.

Một chuyến tham quan kết hợp đi siêu thị toàn bí, du khách có thể mua về nhà bí vừa cắt với giá gốc - Ảnh: HỒNG VÂN

Bắt đầu với 200m2 trồng dâu cho gia đình ăn, sau đó nhờ người lối xóm ủng hộ, chúng tôi mở rộng vườn ra 500m2, 800m2 rồi thành hai vườn với tổng diện tích gần 4.000m2 như hiện nay.

Với 5 năm kinh nghiệm bán dâu cho người mua trực tiếp, tạm gọi là từ vườn tới bếp, gần đây tôi nhận thấy du khách, nhất là các bạn trẻ và gia đình có con nhỏ, đến Đà Lạt rất thích vào những khu vườn trồng đặc sản như vườn hoa, vườn dâu, vườn rau, cà phê… Khách nhắn tin hỏi thăm thông tin vào tham quan vườn dâu tấp nập, nhất là các ngày cuối tuần.

Du lịch nhà vườn Đà Lạt: nông dân mở lòng nếu khách dễ thương - Ảnh 2.

Du khách có thể có thể theo chân nông dân thu hoạch, hỏi đủ thứ chuyện về chuyện trồng cây - Ảnh: HỒNG VÂN

Hầu hết các vườn ở Đà Lạt đều không thu phí và cho khách tham quan khi thuận tiện, nghĩa là khi có chủ vườn ở đó và họ không bận bịu thì du khách có thể vào chụp hình, hỏi han.

Nhiều du khách ngạc nhiên khi các vườn không thu phí, chỉ yêu cầu khách bảo vệ cây, không hái quả.

Một số ít nhà vườn khác thử nghiệm mô hình cho tham quan, hái quả, hái rau với một khoản phí tự thống nhất hoặc bán vé có đăng ký với dịch vụ thuế.

Du lịch nhà vườn Đà Lạt: nông dân mở lòng nếu khách dễ thương - Ảnh 3.

Du khách hái dâu trong vườn dâu - Ảnh: TÂM ĐẶNG

Nếu tổ chức bài bản, du lịch nhà vườn có thể là mô hình du lịch chân chất, giàu tính địa phương và rất hấp dẫn, kể cả với người Việt lẫn khách nước ngoài. Nhà vườn có thêm thu nhập từ việc cho khách vào tham quan cũng như bán sản phẩm với giá tốt. Du khách có niềm vui là biết thêm về địa phương, được tìm hiểu về nông nghiệp bản địa và cũng mua được sản phẩm với giá tốt hơn giá thị trường.

Theo kinh nghiệm của các vườn đã có nhiều khách tham quan, chủ vườn cần làm quen với tư duy đang làm du lịch, giữ vườn không rác, canh tác sạch. Quan trọng nhất là họ có thể kể được câu chuyện của mình. Dù là rau, hoa, trái,… mỗi loại đều có lịch sử riêng. Câu chuyện đó rất sinh động qua lời kể của người trực tiếp chăm bón.

Du lịch nhà vườn Đà Lạt: nông dân mở lòng nếu khách dễ thương - Ảnh 4.

Vườn dâu tây cho tham quan miễn phí ở Đà Lạt - Ảnh: HỒNG VÂN

Ông Nguyễn Văn Sơn, một người trồng cà phê đặc sản ở Đà Lạt, đang làm theo hướng này. Mọi kỹ thuật từ trồng đến pha ra ly cà phê, ông đều chia sẻ với du khách. Khách đến vườn ông là sinh viên, doanh nhân, người pha chế, người muốn mở quán, người muốn cải tạo vườn, người nước ngoài,… Dù đường vào gập ghềnh, vườn ông vẫn thu hút nhiều người tìm đến để nghe một người yêu cà phê kể chuyện.

Bà Trịnh Thị Truyền, chủ một vườn dâu tại Đà Lạt, trăn trở: "Vườn tôi cho khách vào tham quan miễn phí nhưng nhiều lúc phải hạn chế".

Theo bà, hạn chế khách tham quan có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đối vườn dâu tây, loại cây này khá nhạy cảm nên có nhiều khách, nhất là nếu khách đi từ vườn nọ tới vườn kia, thì rủi ro cây bị nhiễm bệnh cao. Kể cả khi thu phí tham quan vài chục ngàn mỗi người thì có thể vẫn không bù đắp nổi thiệt hại cho một lần cả vườn bị bệnh.

Du lịch nhà vườn Đà Lạt: nông dân mở lòng nếu khách dễ thương - Ảnh 5.

Vườn hoa lavender mỗi năm chỉ thu hoạch một mùa ở Đà Lạt - Ảnh: HỒNG VÂN

Ngoài ra, ý thức của du khách là yếu tố quan trọng quyết định sự sẵn lòng của nông dân trong việc mở cửa vườn. Có nhiều khách rất dễ thương, vào tham quan chụp ảnh và thương cây như chủ.

Ngược lại, cũng có trường hợp, dù đang tham quan miễn phí nhưng khách vẫn hái quả ăn rất tự nhiên, thậm chí vừa ăn vừa bỏ.

Các nhà vườn cho biết chỉ cần khách dễ thương, họ sẵn sàng mở cửa không ngại ngần. Mong rằng kể cả khi có thu phí, du khách chúng ta nên xem đây là khoản tiền trả cho một trải nghiệm du lịch, vì đâu phải tự nhiên mà có một khu vườn đầy hoa trái cho chúng ta tham quan.

Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, Hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Diễn đàn gồm các hoạt động truyền thông, cuộc thi Quê hương tôi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước.

Chủ đề cuộc thi:

Nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất nước, phong tục, tập quán, con người Việt Nam cũng như thúc đẩy phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết "Quê hương tôi". Thể lệ cuộc thi như sau:

Đối tượng tham gia:

- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của bạn đọc về những nét độc đáo của quê hương mình đến với mọi người Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nội địa hồi phục nhanh chóng sau dịch COVID-19 (chú trọng đến yếu tố tình cảm, nhân văn, cảnh đẹp của con người, vùng đất thông qua sự kiện, lễ hội, văn hóa, ẩm thực, địa danh, trang phục truyền thống...).

Quy cách bài dự thi:

- Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Thời gian nhận tác phẩm:

- Từ ngày 19-5-2020 đến hết ngày 15-8-2020.

- Bài viết tối đa 800 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.

- Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.

- Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) để ban tổ chức (BTC) liên lạc.

- Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Cách thức tham gia:

- Bài viết dự thi gửi đến BTC theo 2 cách:

+ Gửi qua địa chỉ email antuongvietnam@tuoitre.com.vn

+ Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết "Quê hương tôi".

- Bạn đọc vào trang web https://dulich.tuoitre.vn/que-huong.htm để xem bài dự thi đã qua sơ loại.

Cơ cấu giải thưởng:

Giải chung cuộc:

• 1 giải nhất: Trị giá 20 triệu đồng, gồm 10 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 2 giải nhì: Mỗi giải trị giá 15 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 3 giải ba: Mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 5 triệu đồng.

• 10 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 3 triệu đồng.

- Người đoạt giải thưởng được hỗ trợ 2 đêm phòng khách sạn để tham dự lễ trao giải, khách sạn do BTC chọn và đặt phòng.

- Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 30-8-2020.

Quy định chung:

- Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trong bài viết và bản quyền bài viết.

- Cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành chương trình này được tham gia viết bài nhằm cổ súy cho hồi phục du lịch Việt Nam nhưng không được xét chấm giải.

- Trong thời gian diễn ra cuộc thi, bài dự thi được chọn đăng trên báo in báo Tuổi Trẻ, TTO sẽ được báo Tuổi Trẻ trả nhuận bút.

- BTC được quyền sử dụng bài dự thi đoạt giải cho mục đích tuyên truyền, đối ngoại, in ấn các tài liệu quảng bá tiếp thị cho mục đích phát triển du lịch Việt trong và sau cuộc thi. Đối với bài dự thi không đoạt giải nhưng được sử dụng cho mục đích vừa nêu sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài.

- Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Giải thưởng bằng hiện vật sẽ không được quy đổi thành tiền.

- Nếu có bằng chứng hiển nhiên người tham gia gian lận và sao chép tác phẩm thì kết quả của người thắng cuộc sẽ bị hủy bỏ.

- Nếu có một vấn đề phát sinh trong hoặc sau cuộc thi, mà vấn đề này nằm ngoài quy định đang có, BTC có toàn quyền thảo luận để đưa ra quyết định xử lý vấn đề.

BAN TỔ CHỨC

Du lịch nhà vườn Đà Lạt: nông dân mở lòng nếu khách dễ thương - Ảnh 7.
Đến Sài Gòn đừng quên uống cà phê sữa đá nhé Đến Sài Gòn đừng quên uống cà phê sữa đá nhé

TTO - Với tôi, Sài Gòn là những chiếc xe máy, tiếng còi xe, hay quán phở, quán hủ tiếu ở góc đường. Đặc biệt hơn hết là nét văn hóa uống cà phê của người dân Sài Gòn.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên