Xem bản tin trên tuoitrenews.vn
Tính đến hết ngày 5-3, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ LĐ-TB&XH, có 6.300 lao động Việt Nam tại Libya đã về đến Việt Nam. Dự kiến trong khoảng một tuần tới, hầu hết lao động Việt Nam từ Libya đã di tản sang nước thứ ba sẽ được đưa về Việt Nam.
![]() |
Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, một lao động VN mở lại đoạn clip quay cảnh vượt nhiều ngàn kilômet đến điểm tập kết trở về VN - Ảnh: H.T.Vân |
Xem video Gian nan đường trở về - Nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện |
Hiện nay chỉ còn 175 lao động Việt Nam còn ở trong lãnh thổ Libya. Trong đó 61 người đã có ôtô đến đón và đang di chuyển đến khu vực biên giới với Ai Cập. Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cũng thông báo đã liên lạc được với 114 lao động còn lại của Việt Nam và đang lên kế hoạch trợ giúp đưa ra khỏi Libya. Theo dự kiến, đến hết ngày 7-3, toàn bộ số lao động này sẽ được đưa hết ra khỏi Libya.
Số lao động nằm ở khu vực biên giới các nước thứ ba đã được tạo điều kiện nhập cảnh và đang ở các trại tị nạn dọc biên giới. Những lao động này sẽ nhanh chóng được năm đoàn công tác của Việt Nam trợ giúp về thực phẩm, nước uống và đưa về nước trong thời gian sớm nhất. Thống kê chưa đầy đủ cho biết có 2.690 lao động Việt Nam hiện đang ở các nước lân cận Libya để được làm thủ tục đưa về nước, gồm 650 lao động ở Thổ Nhĩ Kỳ, 1.600 lao động ở Tunisia, 292 lao động ở Algeria, gần 100 lao động ở Malta, 48 lao động ở Ai Cập.
Ông Đào Công Hải, cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết trong tuần rồi khi làm việc ở Malaysia, người phụ trách về lao động của nước này cho biết sẵn sàng nhận những lao động nghề xây dựng của Việt Nam về từ Libya.
Nếu lao động có nguyện vọng qua thị trường này, cục sẽ làm đầu mối để giúp các doanh nghiệp triển khai. Ông Nguyễn Xuân Vui, tổng giám đốc Công ty Airseco, cũng đã có chuyến đi Malaysia tuần trước để tìm hiểu thị trường này nhằm triển khai đưa số lao động từ Libya về qua làm việc nếu họ có nguyện vọng. Ông Hải cũng cho biết cục sẽ có ý kiến đề nghị Bộ LĐ-TB&XH tính đến chuyện khoanh nợ, giãn nợ ngân hàng cho lao động về nước gặp khó khăn.
Riêng đại diện Công ty Vinaconex Mex cho biết công ty đã liên hệ với các công ty con của đơn vị này trong lĩnh vực xây dựng, các công ty này cho biết sẵn sàng nhận các lao động trở về từ Libya làm việc trong các dự án, công trình xây dựng. Riêng việc hỗ trợ, trước mắt sẽ thanh lý hợp đồng cho lao động đúng với pháp luật quy định, trong đó công ty sẽ có những kế hoạch hỗ trợ riêng. Riêng việc nợ ngân hàng thì sẽ chờ chủ trương, chỉ đạo của Bộ LĐ-TB&XH và Cục Quản lý lao động ngoài nước.
__________
Tin bài liên quan:
Lao động Việt Nam ở Libya: Chạy loạn trong tiếng súngThêm 523 lao động từ Libya trở vềCộng đồng quốc tế cấm vận LibyaTrở về từ Libya: mừng và loBộ trưởng ra sân bay đón công nhân VN về từ LibyaBiên giới Libya: Hoảng loạn và tuyệt vọngLibya trước nguy cơ nội chiếnCuộc vượt thoát nghiệt ngã
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận