Phóng to |
Người di tản từ Libya xuống cảng Grand Habour Malta sau khi rời chiếc phà Maria Dolores của Mỹ -Ảnh: Reuters |
181 lao động tại Libya về nước an toànLibya: hơn 5.000 người VN chưa sơ tánThêm 96 lao động trở về Việt Nam từ Libya
Theo AFP, mới đây ông Gaddafi đã kêu gọi phe ủng hộ bảo vệ thành phố. “Chúng ta sẽ chiến đấu và đánh bại họ. Nếu cần thiết chúng tôi sẽ mở tất cả kho vũ khí”. Theo các nhân chứng, trước đó lực lượng ủng hộ ông Gaddafi đã bắn chết nhiều người biểu tình ở Tripoli và tỉnh Tajoura.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki Moon cho biết binh lính Libya cũng tấn công các bệnh viện để giết những người chống đối bị thương và cả những binh lính “từ chối giết hại đồng hương”. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cần nhanh chóng có hành động bởi “càng mất thời gian thì càng nhiều người mất mạng”.
Reuters dẫn nguồn tin ngoại giao ước tính khoảng 2.000 người đã thiệt mạng ở Libya. Ông Ban Ki Moon cho biết có hàng chục ngàn người bị kẹt ở Libya và đang trong vòng nguy hiểm. Ông Ban Ki Moon kêu gọi các nước cạnh Libya, bao gồm cả châu Âu, cần mở rộng cửa biên giới cho những người di tản.
Đại sứ Libya tại LHQ Mohammed Shalgham, bạn thân thuở nhỏ với ông Gaddafi, trở thành nhân vật mới nhất rời bỏ hàng ngũ lãnh đạo Libya. “LHQ làm ơn hãy cứu lấy Libya. Đừng để máu chảy và người vô tội bị giết hại” - ông Shalgham nói.
Hội đồng Bảo an LHQ ngày 26-2 đã nhóm họp bàn về các biện pháp trừng phạt Libya. Theo Reuters, quyết định cấm vận, bao gồm cấm du lịch và phong tỏa tài sản đối với lãnh đạo Libya, sẽ được đưa ra cùng ngày.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất việc cấm vận vũ khí, phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với Libya, trong khi Pháp trở thành nước đầu tiên chính thức kêu gọi ông Gaddafi từ chức. Mỹ cũng đã đưa ra các biện pháp phong tỏa tài sản tương tự sau khi cho đóng cửa đại sứ quán Mỹ ở Tripoli. “Chính quyền ông Gaddafi đã vi phạm các quy tắc quốc tế và phải chịu trách nhiệm” - AP dẫn tuyên bố của Tổng thống Barack Obama.
Ngày 26-2, Ấn Độ đã bắt đầu di tản công dân của mình theo đường hàng không sau khi được phép của Chính phủ Libya. Chuyến tàu cỡ lớn Scotia Prince của Ấn Độ sẽ cập cảng Benghazi vào đầu tuần sau để đưa người di tản đến Ai Cập.
Tại Thái Lan, Bangkok Post cho biết các lao động ở Libya và người thân của họ hối thúc chính quyền đẩy nhanh việc di tản do lo sợ bạo loạn và thiếu thực phẩm. “Các cửa hàng thực phẩm đóng cửa và chúng tôi không dám đi ra ngoài khu trại” - một người Thái tại thành phố Edri nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận