11/12/2024 11:00 GMT+7

Để Đà Lạt xanh, bền vững: Cần thay đổi thói quen của người dân và du khách!

Sản phẩm sử dụng một lần (bát, đũa, ly, cốc, hộp thực phẩm...) làm từ nhựa, không có khả năng tái chế đang là một vấn nạn nghiêm trọng với môi trường Đà Lạt hiện nay.

Để Đà Lạt xanh, bền vững: Cần thay đổi thói quen của người dân và du khách! - Ảnh 1.

Quầy đặc sản trong chợ Đà Lạt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không khó để thấy những sản phẩm sử dụng một lần vương vãi đầy trên đường phố, công viên, các hồ… Đà Lạt, làm ô nhiễm cảnh quan, môi trường thành phố.

Muốn hướng đến một thành phố xanh và là mô hình cho các thành phố khác trong việc bảo vệ môi trường bền vững, Đà Lạt cần áp dụng những giải pháp, và những phương án phù hợp giảm thiểu việc sử dụng sản phẩm một lần tràn lan.

Dưới đây là một số biện pháp hữu ích:

Vì một Đà Lạt xanh: Thay đổi nhận thức của người dân địa phương và du khách

Việc đầu tiên để giúp Đà Lạt xanh và phát triển bền vững là thay đổi nhận thức của người dân địa phương và du khách bằng các hoạt động tuyên truyền về tác hại của sản phẩm một lần đối với môi trường và sức khỏe trên các phương tiện truyền thông, trên cổng thông tin hành chính của tỉnh, trên những tấm áp phích…

Thêm vào tài liệu của bộ môn giáo dục địa phương và tổ chức các hoạt động thiết thực trong nhà trường để nâng cao nhận thức cho các em học sinh.

Tổ chức các sự kiện dọn dẹp môi trường trong nhà trường, trong từng khu phố để tất cả hiểu về tác động của rác thải nhựa một lần với môi trường, để các cá nhân cùng chung tay, góp sức.

Tổ chức các khóa học cho các hướng dẫn viên du lịch để có các hướng dẫn phổ biến khách du lịch cách xử lý rác đúng cách.

Ủng hộ các chính sách và quy định hạn chế sản phẩm dùng một lần tại địa phương.

Thay đổi thói quen dùng sản phẩm một lần

Mỗi một cá nhân cần nên thay đổi thói quen hằng ngày của bản thân để giảm thiểu sử dụng sản phẩm một lần, để Đà Lạt xanh hơn, như:

Mang theo túi cá nhân khi đi mua sắm.

Mang theo chai nước, hộp đựng thực phẩm khi ra ngoài mua đồ ăn sẵn.

Tạo thói quen tìm hiểu về các sản phẩm thân thiện với môi trường và chọn lựa những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, dễ phân hủy.

Phân loại rác và không vứt rác bừa bãi

Hạn chế đặt hàng online ở các cửa hàng đóng gói quá nhiều.

Ủng hộ những đồ đạc không dùng nữa cho các tổ chức, cá nhân cần đến.

Doanh nghiệp kinh doanh buôn bán cũng nên tìm hiểu thêm về bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường, để từ đó có lộ trình phù hợp thay đổi đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường,

Các cơ quan, tổ chức nên lưu ý tránh lãng phí bằng việc sử dụng hợp lý sản phẩm chỉ sử dụng một lần trong tổ chức các sự kiện. Luôn đặt mục tiêu vì môi trường lên hàng đầu.

Để Đà Lạt xanh, bền vững: Cần thay đổi thói quen của người dân và du khách! - Ảnh 3.

Du khách tới Đà Lạt có thể góp phần xây dựng Đà Lạt xanh bằng cách hạn chế sử dụng sản phẩm dùng 1 lần, hạn chế túi ni lông, đồ nhựa... - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Khuyến khích các sản phẩm thay thế sản phẩm một lần

Có chiến dịch truyền thông hiệu quả để phổ biến những sản phẩm thay thế những sản phẩm một lần.

Tổ chức hội thảo, sự kiện ngoài trời để chia sẻ về những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế sản phẩm một lần.

Khuyến khích các hoạt động recycle (tái chế) và upcycle (nâng cấp và tái sử dụng một cách sáng tạo) để hạn chế mua sắm và vứt rác.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, kết nối doanh nghiệp với các trường đại học để tổ chức nghiên cứu và thúc đẩy sự đổi mới.

Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tình nguyện trong và ngoài nước để tìm thêm những phương án và giải pháp thay thế.

Có chính sách cấm sản phẩm sử dụng một lần

Lập danh sách các sản phẩm nhựa dùng một lần cần cấm, đánh giá tác động của từng loại sản phẩm để xác định mức độ cần thiết của việc cấm.

Có lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn, cung cấp thời gian cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng chuyển đổi sang sản phẩm thay thế.

Thiết lập các quy định rõ ràng về việc cấm sử dụng sản phẩm một lần cũng như thiết lập hệ thống giám sát và kiểm tra việc thực hiện chính sách.

Cung cấp các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bền vững thay thế như giảm thuế hay trợ cấp. Đồng thời đào tạo và hỗ trợ về cách chuyển đổi sang sản phẩm thân thiện với môi trường.

Theo dõi và đánh giá, lắng nghe ý kiến cộng đồng.

Học hỏi kinh nghiệm và tham gia các sáng kiến toàn cầu.

Nếu là thành phố tiên phong trong việc hạn chế sử dụng sản phẩm một lần thì không những tạo ra một môi trường du lịch xanh và bền vững, mà còn ghi điểm trong mắt bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Để gìn giữ màu xanh của Đà Lạt thì cần nỗ lực và chung tay của tất cả mọi người, mà việc ban đầu bắt đầu từ mỗi cá nhân, tiết chế lại nhu cầu và hạn chế sản phẩm dùng một lần. Mong lắm thay màu xanh ở Đà Lạt được giữ gìn và luôn là cảm hứng của khách du lịch và nghệ sĩ khi đến Đà Lạt.

Diễn đàn "Phát triển du lịch Đà Lạt từ văn hóa địa phương và tài nguyên thiên nhiên"

Bạn có ý tưởng, đề tài khoa học giúp du lịch Đà Lạt tiếp tục phát triển theo hướng du lịch xanh và bền vững, phát triển công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên đến đa dạng sinh học và văn hóa địa phương? Mời bạn gửi bài viết, ý kiến, chia sẻ về hòm thư hongtuoi@tuoitre.com.vn từ nay đến ngày 14-12-2024. Các ý kiến đóng góp của độc giả sẽ được gửi tới lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vui lòng cung cấp thông tin liên lạc, thông tin tài khoản ngân hàng để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Để Đà Lạt xanh, bền vững: Cần thay đổi thói quen của người dân và du khách! - Ảnh 2.Mô hình phát triển du lịch bền vững tại Đài Loan và kinh nghiệm cho Đà Lạt

Để phát triển du lịch bền vững, Đà Lạt cần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo tồn thiên nhiên và văn hóa địa phương, đồng thời xây dựng thành phố thành điểm đến xanh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên