05/08/2024 17:19 GMT+7

Đầu tư văn hóa nghệ thuật không như kinh tế, để mà thấy 'tiền tươi thóc thật' tức thì

"Làm thế nào để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho văn hóa hiệu quả ở TP.HCM?" là câu hỏi được nhiều đại biểu trăn trở và tìm giải pháp vào sáng 5-8.

Điện ảnh được xem là một trong những lĩnh vực mũi nhọn phát triển công nghiệp văn hóa ở TP.HCM. Trong ảnh: Phim Mai của nghệ sĩ Trấn Thành, một phim do tư nhân làm thành công gần đây.

Điện ảnh được xem là một trong những lĩnh vực mũi nhọn phát triển công nghiệp văn hóa ở TP.HCM. Trong ảnh: Phim Mai của nghệ sĩ Trấn Thành, một phim do tư nhân làm thành công gần đây.

Những trăn trở đó được bày tỏ trong tọa đàm khoa học Nghiên cứu đề xuất giải pháp khuyến khích các nguồn lực xã hội phát triển văn hóa nghệ thuật trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2021 - 2035, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phối hợp với Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại TP.HCM tổ chức

Tọa đàm được tổ chức với mong muốn tiếp nhận những ý kiến, đề xuất và giải pháp từ các chuyên gia, các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, điện ảnh... để tham mưu UBND, HĐND TP ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát huy, khai thác, tạo điều kiện khuyến khích, động lực thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật TP trong thời gian tới.

Làm tốt việc huy động xã hội hóa, TP.HCM sẽ là điển hình cho cả nước

Bà Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, chia sẻ việc liên quan đến khuyến khích nguồn lực xã hội hóa trong thời gian qua dù có những chủ trương, quy định khá cụ thể, nhưng để triển khai thì vẫn cần phải có những nội dung bám sát vào sự vận động thực tế và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Thành phố ta được đánh giá cực kỳ năng động và có những tiềm lực để phát triển văn hóa nói chung, đặc biệt công nghiệp văn hóa được xem là định hướng mũi nhọn.

Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề huy động các nguồn lực xã hội là hết sức quan trọng.

Các đại biểu tham dự tọa đàm đã cùng đánh giá thực trạng, tìm giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, khơi thông nguồn lực xã hội hóa đóng góp tốt nhất cho việc phát triển văn hóa thành phố.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho rằng đề án này không chỉ quan trọng với TP.HCM, mà còn quan trọng với nghệ thuật biểu diễn cả nước. Vì thành phố luôn được trông chờ sẽ đưa ra các giải pháp, chính sách mang tính đột phá.

Chuyện này không chỉ giải quyết vấn đề của riêng thành phố mà còn là tiền đề cho các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội ban hành những chính sách, pháp luật từ những ví dụ, điển hình hay của TP.HCM.

Bà Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, chủ trì buổi tọa đàm, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia - Ảnh: VÕ THANH

Bà Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, chủ trì buổi tọa đàm, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia - Ảnh: VÕ THANH

Huy động các nguồn lực không chỉ vì tiền

Ông Sơn nhìn nhận chúng ta còn có những hạn chế cản trở việc huy động nguồn lực xã hội.

Chẳng hạn khuôn khổ pháp luật của chúng ta cho việc huy động nguồn lực xã hội vào văn hóa nghệ thuật chưa được thông thoáng;

Thiếu thông tin, hiểu biết về vấn đề tài trợ cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; Khó khăn về việc tìm kiếm, kết nối các nguồn tài trợ….

Theo TS Nguyễn Thị Hậu thì đầu tư văn hóa nghệ thuật không giống như bên kinh tế, có thể thấy "tiền tươi thóc thật" ngay tức thì, mà phải từ từ khiến nhiều doanh nghiệp ngại.

Từ những khó khăn đó, các đại biểu cho rằng chúng ta cần quyết liệt có những chính sách để động viên, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào văn hóa nghệ thuật bằng nhiều hình thức.

Ưu đãi thuế, giảm thuế cho doanh nghiệp; Phải làm cho doanh nghiệp cảm thấy có lợi khi đầu tư vào văn hóa thì họ mới tích cực, chủ động và tham gia lâu dài;

Vinh danh, khen thưởng khi họ đầu tư vào văn hóa; Tạo điều kiện tiếp xúc giữa các doanh nghiệp với nghệ sĩ, các đơn vị sáng tạo với những dự án nghệ thuật cần sự tiếp sức;

Mở rộng quảng bá sản phẩm, dự án văn hóa nghệ thuật bằng nhiều hình thức để tiếp cận với các nguồn lực…

Ông Sơn cho rằng huy động các nguồn lực xã hội hóa giúp tạo cơ hội, không gian sáng tạo cho nghệ sĩ, tạo nên một cộng đồng nghệ sĩ vững mạnh. Huy động nguồn lực ở đây không chỉ là câu chuyện về tiền mà còn giúp cho đời sống văn hóa văn nghệ phát triển, từ đó phục vụ tốt cho người dân.

Đầu tư văn hóa nghệ thuật không như kinh tế, để mà thấy 'tiền tươi thóc thật' tức thì- Ảnh 5.

Tọa đàm nhận được nhiều ý kiến thiết thực, hữu ích cho việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào văn hóa TP.HCM - Ảnh: VÕ THANH

Ông Nguyễn Thanh Sơn - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - kể ở các nước châu Á có công nghiệp văn hóa phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, ngoài chính sách văn hóa nghệ thuật chung cho toàn quốc còn có chính sách riêng cho các thành phố.

TP.HCM đã có ưu đãi là nghị quyết 98, vì vậy cần phải khai thác nghị quyết này để tháo gỡ những rào cản, huy động được tốt nhất những nguồn lực đầu tư cho sự phát triển văn hóa, đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa hàng đầu cả nước.

Phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam: Dành quỹ riêng cho phát triển điện ảnhPhát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam: Dành quỹ riêng cho phát triển điện ảnh

Đầu tư công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, ưu đãi thuế thu hút đầu tư lĩnh vực văn hóa... là những góp ý nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên