23/05/2024 17:35 GMT+7

Phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam: Dành quỹ riêng cho phát triển điện ảnh

Đầu tư công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, ưu đãi thuế thu hút đầu tư lĩnh vực văn hóa... là những góp ý nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam" với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ban, ngành và nghệ sĩ - Ảnh: BTC

Tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam" với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ban, ngành và nghệ sĩ - Ảnh: BTC

Ngày 23-5, báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030".

Các đại biểu đã nêu lên thực trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030. Trong đó có nhiều giải pháp đáng chú ý.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - đưa ra các nhóm giải pháp triển khai trong dự án "Phát triển công nghiệp văn hóa TP.HCM".

Đó là tiếp tục tham mưu các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật; nghiên cứu đề xuất bổ sung vào quy hoạch chung các khu đất có quy mô lớn để phát triển các thiết chế văn hóa, phim trường, trung tâm biểu diễn, trung tâm trưng bày triển lãm…; đầu tư công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài;

Có chính sách ưu đãi thuế, vốn vay, sử dụng đất… nhằm thu hút đầu tư trên lĩnh vực văn hóa; thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số, trí tuệ nhân tạo, để phát triển công nghiệp sáng tạo...

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy đề xuất giải pháp - Ảnh: BTC

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy đề xuất giải pháp - Ảnh: BTC

Bà Dương Cẩm Thúy - chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM - đề xuất thành phố cần có cơ chế riêng về chính sách bảo hộ điện ảnh, để phát triển hoạt động sản xuất phim Việt Nam.

Bà góp ý cần ưu tiên việc chiếu phim Việt Nam, thu thuế ở mức thấp đối với phim Việt, ngân hàng dành lãi suất ưu đãi cho những nhà làm phim…

"Dành riêng quỹ cho phát triển điện ảnh, trong đó có sản xuất phim, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (xây dựng trường quay, trung tâm chiếu phim, trung tâm kỹ thuật điện ảnh…), đào tạo nguồn nhân lực" - bà Dương Cẩm Thúy mong muốn.

Ông Lê Minh Tuấn - phó cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - quan tâm đến vấn đề vi phạm bản quyền trong lĩnh vực sáng tạo.

"Một sản phẩm công nghiệp văn hóa nếu không bảo vệ tốt sẽ không tồn tại lâu được trên thị trường. Một bộ phim hay chương trình nghệ thuật nhanh chóng bị lan tỏa, sao chép thì sẽ tác động lớn đến bản thân nhà đầu tư, ê kíp sáng tạo biểu diễn" - ông Minh Tuấn nói.

"Muốn xây dựng nền công nghiệp văn hóa phải có hành lang pháp lý, rõ ràng, căn bản, cụ thể, nếu không có khó làm" - nhà báo Tô Đình Tuân, tổng biên tập báo Người Lao Động, phát biểu kết luận.

Kinh phí phát triển thiết chế văn hóa, thể thao còn rất hạn chế, nhỏ giọt, ăn đongKinh phí phát triển thiết chế văn hóa, thể thao còn rất hạn chế, nhỏ giọt, ăn đong

Không ít đại biểu đều có chung nhận định thiết chế văn hóa, thể thao của Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập, nghịch lý.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên