03/08/2010 19:39 GMT+7

Đầu ra cho phim nghệ thuật

CÁT KHUÊ
CÁT KHUÊ

TT - Sự hưởng ứng của dư luận khi Phương Nam phát hành một số DVD phim Việt kinh điển cho thấy một nhu cầu: muốn được xem phim Việt. Không ít người yêu phim đã và đang ước mong có một rạp nhỏ chiếu những phim kinh điển của Việt Nam và thế giới, không đặt mục đích lợi nhuận lên hàng đầu...

kRprLtAz.jpgPhóng to

Cảnh trong phim Chơi vơi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) - một phim nghệ thuật được tư nhân (Galaxy) phát hành - Ảnh: Đoàn phim cung cấp

Trong đại hội Hội Điện ảnh mới đây, câu hỏi nhiều người quan tâm “xem phim Việt ở đâu?” vẫn chưa có lời giải, bởi có rất nhiều phim VN chỉ có thể chờ dịp lễ tết nào đó khán giả mới có cơ hội “rình” xem được. Khán giả cũng khó mà tìm được một không gian điện ảnh chuyên biệt để không chỉ xem phim mà còn trao đổi, giao lưu...

Phim Việt chiếu rạp - đặc sản không bán

Xem thêm:

Làm sao để xem phim Việt?Phim chiếu rạp: Bỏ quên 70% dân sốPhim nhà nước, phim tư nhân và câu chuyện hoán đổiChuyện phim buồn nghe ở Cannes

Mỗi dịp lễ tết, phim Việt ra 4-5 phim và chỉ thế thôi đã phải chen chân nhau đứng rạp, như thể bánh mứt ô mai nhiều quá, không đủ chỗ trên chiếc đĩa đựng. Muốn làm thêm phim, nhiều nhà sản xuất đã phải mạo hiểm ra trái mùa. Không phải họ không muốn chiếu phim mùa tết - được coi là mùa vàng - mà vì những kẻ đến sau với một hệ thống rạp còn quá ít so với thị trường khán giả của một quốc gia, họ biết mình không có cơ hội.

Nhưng đó là phim thương mại theo mùa vụ, mang tính thời trang, mùa nào thức ấy. Vẫn còn những phim Việt khác manh nha theo dòng phim nghệ thuật, phim tác giả như các phim của vợ chồng đạo diễn Thanh Vân - Nhuệ Giang (Đời cát, Trái tim bé bỏng, Thung lũng hoang vắng...), Vương Đức (Của rơi, Rừng đen), Nguyễn Vinh Sơn (Trăng nơi đáy giếng), Bùi Thạc Chuyên (Chơi vơi), Nguyễn Võ Nghiêm Minh (Mùa len trâu), Việt Linh (Mê Thảo - thời vang bóng)... thì không có cơ may ấy. Các đạo diễn cũng biết phim họ kén khán giả, không phải là phim dễ lấy tiếng cười vui qua ba ngày tết nên sự may mắn của Chơi vơi khi được Thiên Ngân nhận phát hành (một phần vì phim có ngôi sao như Linh Đan, Hải Yến, Johnny Trí Nguyễn...) lại không phải là mẫu số chung.

Vừa tiếc nuối vừa ngậm cười là trường hợp của Rừng đen, được Cục Điện ảnh đề cử đại diện VN tham dự giải Oscar nhưng đã lỡ hẹn vì không đủ số buổi chiếu thương mại (dù chỉ là bảy buổi chiếu có bán vé và sự thật Rừng đen chỉ được chiếu lưu động miễn phí trong hệ thống phát hành phim quân đội).

Có lẽ phim Việt vui nhất là ở những kỳ trao giải Cánh diều vàng hay liên hoan phim mỗi ba năm một lần. Khi đó khán giả được đi coi no mắt (lại vẫn miễn phí) các phim Việt tham gia tranh giải. Nhưng phim chiếu ban ngày, lại tùy thuộc vào địa điểm tổ chức nên cơ hội cho mỗi phim cũng không nhiều. Cá biệt như liên hoan phim ở Nam Định, khán giả là các học sinh được “lùa” đi xem phim, nên nhà sản xuất Jimmy Nghiêm Phạm (Dòng máu anh hùng) kể: “Con nít thì vui lắm, nhưng đến cảnh tình tứ của phim, các cháu vừa lấy tay che mắt vừa kêu ầm lên!”. Và sau đó, được giải hay không phim cũng thường chịu chung số phận đắp chiếu, nằm kho rồi đi vào quên lãng, đợi mỗi ngày kỷ niệm hay lễ lạt hoặc giao lưu văn hóa, phim lại được lau bụi đem ra chiếu vài buổi...

Chộn rộn phù hoa mà đơn điệu

Ở VN không có rạp dành cho phim Việt và phim nghệ thuật. Đó là sự thật đáng tiếc. Và tiếc hơn nữa là dường như các nhà quản lý điện ảnh chưa xem việc nuôi thói quen yêu phim Việt kinh điển, phim nghệ thuật Việt hay việc giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật điện ảnh cao cấp cho khán giả như một cách làm giàu đời sống văn hóa, một sự sinh lợi không tức thì mà về lâu dài. Cũng chỉ có cách đó, nền điện ảnh dân tộc mới phát triển toàn diện được.

Chúng ta đang thiếu một môi trường để giao lưu học hỏi giữa khán giả trong nước và nước ngoài để chống lại sự đơn điệu và xâm lấn văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. Nếu có mô hình rạp nhỏ cho phim nghệ thuật, đó sẽ là mảnh đất để các phim kinh điển, phim nghệ thuật VN hay các phim ngoài Hollywood và từ các quốc gia khác đến được với công chúng. Ở nơi này, các dòng phim vốn không dành cho số đông cũng có chỗ để chia sẻ với người xem. Trong khi đó, phim chiếu rạp hiện rất giống một thực đơn thức ăn nhanh và nếu cứ kéo dài như thế thì sẽ có một thế hệ (trước hết ở thành thị) bị béo phì về mặt trí tuệ, cảm xúc vì họ đã không có sự lựa chọn nào khác cho đời sống tinh thần, cụ thể ở đây là phim ảnh.

Nếu điểm một số nơi có cơ hội xem phim nghệ thuật ở TP.HCM, có thể nhắc đến Viện trao đổi văn hóa Pháp (Idecaf, hiện mỗi tuần có hai suất chiếu) và rất sẵn lòng dành suất chiếu phim Việt cũng như tổ chức giao lưu. Ở Hà Nội có Hanoi Cinematheque chiếu đều đặn cho các hội viên đăng ký, Trung tâm TPD (hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh trẻ) chiếu phim lựa chọn và giao lưu với các nhà làm phim, rạp của L’Espace (Trung tâm văn hóa Pháp), của Viện Goethe (Đức)...

Và người ta không khỏi nhắc nhớ đến Fansland, xuất hiện vào thời điểm lượng đĩa phim ở VN rất ít, hiểu biết của người Việt, ngay cả giới làm nghề về điện ảnh thế giới cận đại và đương đại gần như bằng không. Fansland chắc chắn vẫn là cái tên không quên đối với đa số người trẻ sống ở Hà Nội những năm 1990 và gần 10 năm nữa, sau này.

Phim vào tivi...như gió vào nhà trống

Phim Việt có chỗ trên sóng bắt đầu bằng những phim điện ảnh được telecine (chuyển định dạng từ phim nhựa sang băng từ) để phát thoảng một tháng hay vài tuần một lần đến những phim truyền hình đầu tiên như Người thành phố (1982), Cánh diều nhỏ (1983)... của đạo diễn Khải Hưng. Phim thời ấy được làm bằng tư duy điện ảnh bởi những con người được đào tạo làm phim điện ảnh chứ chưa công nghiệp như bây giờ, chỉ khác phim điện ảnh ở chỗ hình ảnh quay được ghi trên chất liệu băng từ chứ không phải phim nhựa. Đạo diễn Khải Hưng kể có những cảnh ông phải quay mất hai đêm, mỗi phim làm chừng hơn một tháng, một năm ông cũng chỉ làm được hai tập phim là cùng và phim dài nhất trong đời ông cũng chỉ là hai tập. Thế nên món ăn phim Việt lúc ấy trên truyền hình hiếm và quý.

Sau này, phim truyền hình đã trở thành những phim dài vài chục tập, tất cả các khâu dần vào nếp công nghiệp, kịch bản hàng chục người cùng viết, quay vài ba ngày xong một tập, vừa quay vừa dựng vừa phát sóng. Và món ăn tinh thần “made in VN” thì nhiều lên nhưng chất lượng không phải khi nào cũng song hành với số lượng. Những nỗ lực của Cục Điện ảnh trong việc ký kết 100 phút phát sóng mỗi chiều thứ bảy từ năm 2000 đến tháng 2-2009 chấm dứt. Chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy được đặt nhiều kỳ vọng như một kênh thông tin mở cho khán giả truyền hình vừa biết tin tức điện ảnh vừa có thể xem những phim của chính người làm điện ảnh thực hiện nhưng không hiệu quả, phim không hấp dẫn nên kênh thông tin này đành khép lại. Và khi nhà nhà có tivi thì truyền hình đã góp gió thành bão thổi bay quá nhiều khán giả của điện ảnh rạp, giữ chân họ ấm êm trong nhà với một chiếc điều khiển mê mải xem hết phim ta đến phim Tây. Điện ảnh đã chấp nhận "truyền hình là một đầu ra" chính thức, như lời ông Trần Luân Kim (nguyên chủ tịch Hội Điện ảnh). C.K

*********************************************

Kỳ 2: Thế giới của Dũng Digital

CÁT KHUÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên