06/06/2018 20:21 GMT+7

Đâu là điểm yếu nhất của startup Việt Nam?

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Nhiều startup không phân biệt được tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp, thiếu kiến thức quản trị dẫn đến khi nhà đầu tư ngồi lại, thẩm định để đầu tư thì té ngửa, kết quả "đường ai nấy đi".

Đâu là điểm yếu nhất của startup Việt Nam? - Ảnh 1.

Các nhà đầu tư mạo hiểm "đau đầu" vì cách tính giá trị của startup Việt - Ảnh: NHƯ BÌNH

Đây là tình trạng được các đầu tư mạo hiểm (sharks) chia sẻ trước thềm mùa 2 của chương trình truyền hình thực tế Shark Tank.

Theo ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Sunhouse, nhà đầu tư chi tiền nhiều nhất trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 1, với trên 28 tỉ đồng cho 8 dự án, thực tế không phải các startup không trung thực mà chủ yếu do hiểu biết về quản trị, kế toán của người sáng lập không có.

"Không một startup nào mà tôi đầu tư có dữ liệu trùng khớp với thông tin khi thương thảo trên truyền hình và con số ấy chênh lệch gấp nhiều lần”, ông Phú nói và cho đây là kinh nghiệm lớn nhất mà các startup lẫn nhà đầu tư cần phải quan tâm thời gian tới.

Do vậy, dù trong Shark Tank mùa 1 có đến 48 vụ thương thuyết, 22 dự án cam kết được đầu tư trên sóng truyền hình với tổng số tiền gần 116,7 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sau 4 tháng nhà đầu tư và các startup cùng triển khai các công đoạn thẩm định doanh nghiệp (Due Diligence) để tiến tới việc ký kết hợp đồng đầu tư và giải ngân thì chỉ có 7 startup hoàn thành ký hết hợp đồng đầu tư và nhận giải ngân.

Một số dự án vẫn trong quá trình thẩm định của các nhà đầu tư và hoàn thiện hồ sơ để có thể tiếp nhận vốn, con số đã đầu tư không được tiết lộ.

Dưới sự cố vấn, hướng dẫn của các Shark, các startup ở mùa 1 đã có những phát triển tích cực như Tigtac, Emwear, Ogami, Supership, Phleek, Dấm Thủy Tâm và Soya Garden.

Đặc biệt Soya Garden đã thuyết phục được Nhà đầu tư - Shark Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Tập Đoàn Egroup, với một kế hoạch đầy tham vọng là Soya Garden trở thành chuỗi thực phẩm hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam với 30 tiệm trên toàn quốc.

Nhà khởi nghiệp trẻ tuổi Hoàng Anh Tuấn đã thuyết phục shark Thủy rót 20 tỉ tiền đầu tư, cao hơn cam kết trên sóng truyền hình là 5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo thông tin từ TV HUB, đơn vị phụ trách Shark Tank, thương vụ lớn nhất mùa 1 trị giá 23 tỉ đồng là từ bà Thái Vân Linh, Giám đốc chiến lược và vận hành của Quỹ đầu tư Vina Capital với Gcalls.

20 DN thương mại điện tử ở VN, hết 17 DN có vốn nước ngoài 20 DN thương mại điện tử ở VN, hết 17 DN có vốn nước ngoài

TTO - Năm 2017 tại VN có khoảng 20 doanh nghiệp thương mại điện tử đang hoạt động, trong đó, có đến 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu nhận vốn từ Trung Quốc.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên