25/05/2021 08:00 GMT+7

Đánh thức tiềm năng đất đai quận 12 và khu vực Tây Bắc TP.HCM

BÌNH MINH
BÌNH MINH

Với hàng loạt hạ tầng lớn được triển khai, quỹ đất rộng và mặt bằng giá thấp hơn so với các khu vực khác, quận 12 đang trở thành khu vực tiềm năng để thu hút đầu tư.

Đánh thức tiềm năng đất đai quận 12 và khu vực Tây Bắc TP.HCM - Ảnh 1.

Tập trung đầu tư để "đánh thức" khu vực này đang là phương án được thành phố hướng đến - Nguồn: Quang Định

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) đã gửi đề xuất lập "Thành phố Tây Bắc" tới UBND TP.HCM. Quận 12 nói riêng và khu Tây Bắc nói chung là một trục phát triển của TP.HCM trong tương lai, không chỉ bởi nhu cầu giãn dân mà còn là chiến lược để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tây Bắc là hướng phát triển mới của TP.HCM

Quận 12 nằm trong khu Tây Bắc theo bản đồ quy hoạch chung của TP.HCM, trải dọc theo Quốc lộ 1A và được coi là cửa ngõ giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, trong 10 năm qua khu vực này phát triển chưa tương xứng do thiếu các trục giao thông lớn và hạ tầng chưa hoàn thiện.

Khu vực Tây Bắc có địa chất tốt, khu này cũng có tuyến Xuyên Á, sẽ kết nối các quốc gia, hàng hóa đi lại dễ dàng, vừa mang ý nghĩa quốc phòng, kinh tế, vừa có lợi cho cư dân.

Và việc chuyển hướng phát triển lên phía Tây Bắc là cần thiết nhằm ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng trong tương lai gần, mà thành phố là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vùng cao thành phố nằm ở phía Bắc – Đông Bắc – Tây Bắc thuộc các huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Gò Vấp.

Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM cho biết, theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, thành phố định hướng phát triển với hai hướng chính là hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là hướng Tây Bắc và hướng Tây – Tây Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cần rà soát lại các hướng phát triển thành phố. Thành phố cũng đang xem xét tiềm năng ưu tiên phát triển về hướng Tây Bắc vì khu vực này còn nhiều quỹ đất phát triển đô thị, giá đất còn rẻ; kết nối về phía tỉnh Tây Ninh, cửa khẩu Mộc Bài…

Bên cạnh đó HOREA cũng đề nghị thành phố nên làm hạ tầng, tạo động lực phát triển, các tuyến xuyên tâm lên đó thì chúng ta mới giảm mật độ dân số, giao thông, ô nhiễm… cho trung tâm. Cụ thể là bổ sung quy hoạch đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Sài Gòn đến Bến Súc, huyện Củ Chi), kết nối vào Quốc lộ 22, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, Quốc lộ 13, Tỉnh lộ 8 để tạo điều kiện phát triển đô thị khu vực Tây Bắc thành phố, cả huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), huyện Bến Cát (Bình Dương), huyện Đức Hòa (Long An).

Khi đại lộ ven sông Sài Gòn được đưa vào quy hoạch và có lộ trình triển khai, thực hiện phù hợp thì sẽ tăng thêm tuyến đường song song với Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) kết nối bằng Tỉnh lộ 8 và các đường ngang khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cả khu vực phía Tây Bắc của thành phố, lan tỏa sang các huyện Thuận An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương; huyện Ðức Hòa, tỉnh Long An và huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Các nhà đầu tư đánh giá, cùng với nhiều công trình hạ tầng trọng điểm đang hoàn thiện và những đề án đang được đề xuất, khu vực Tây Bắc TP.HCM sẽ thực sự được "đánh thức" trong thời gian tới, mặc dù chậm hơn khu Đông và khu Nam thời gian qua.

Hạ tầng giao thông chính là đòn bẩy

Dù hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện nhưng giá bất động sản quận 12 đã tăng rõ nét trong những năm qua. Các chuyên gia bất động sản đánh giá, khi hạ tầng giao thông hoàn thiện và đi vào sử dụng thì bất động sản nơi đây chắc chắn sẽ thiết lập mặt bằng giá mới và tăng với biên độ lớn.

Bất động sản tại quận 12 có nhiều cơ sở để gia tăng giá trị khi các công trình giao thông lớn được triển khai, mở rộng. Có thể kể đến như tuyến Quốc lộ 1A được mở rộng và đồng bộ với các tuyến đường nhánh đi vào các quận như: Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp... giúp rút ngắn thời gian di chuyển. Các tuyến Quốc lộ 22, Lê Văn Khương, Lê Thị Riêng, Hà Huy Giáp nối với Củ Chi, Bình Dương, Tây Ninh là những tuyến đường xương sống trong việc đưa khu vực này phát triển.

Đánh thức tiềm năng đất đai quận 12 và khu vực Tây Bắc TP.HCM - Ảnh 2.

Hầm chui An Sương, công trình trọng điểm quận 12 giúp giải tỏa ùn tắc cửa ngõ Tây Bắc - Nguồn: Quang Định

Tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đi qua quận 12 dự kiến được khởi công vào năm nay và tuyến Metro số 4 (Thạnh Xuân - Nguyễn Văn Linh) đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư. Trong tương lai sau khi hai tuyến Metro được hoàn thành sẽ nâng quận 12 lên một tầm cao mới. Theo đánh giá từ CBRE Việt Nam, chỉ tính riêng ảnh hưởng từ tuyến Metro số 2, giá bất động sản quận 12 quanh trục Metro có khả năng tăng tới 10%, chưa kể đến các yếu tố khác như vị trí, chất lượng,...

Quận 12 được đánh giá là khu vực đang có quỹ đất lớn với diện tích đất tự nhiên hơn 5.200 ha cùng nhiều tiềm năng tăng giá trong tương lai.

Thực tế thời gian qua có không ít dự án được triển khai, tạo nên không khí sôi động cho khu vực này sau nhiều năm yên ắng. Trong đó, có thể kể đến dự án nổi bật Picity High Park (9A đường Thạnh Xuân 13, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM).

Đánh thức tiềm năng đất đai quận 12 và khu vực Tây Bắc TP.HCM - Ảnh 3.

Picity High Park – một trong những dự án nhận được nhiều sự quan tâm nhất tại quận 12 - Nguồn: Pi Group

Đây là dự án có vị trí đẹp tại quận 12 vì nằm liền kề quận Gò Vấp, cách nhà ga Metro số 4 chỉ 400m. Picity High Park được định vị là khu căn hộ resort đẳng cấp ở phía Tây thành phố khi mật độ xây dựng chỉ có 23%, còn lại 77% diện tích quỹ đất dành cho cảnh quan cây xanh, giao thông và tiện ích nội khu. Điều này có ý nghĩa rất lớn với cư dân thành phố, khi việc đô thị hóa, bê-tông hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. 

Website: https://picityhighpark.vn/.
Địa chỉ dự án và nhà mẫu: Số 9A đường Thạnh Xuân 13 (TX13), phường Thạnh Xuân, quận 12, Tp.HCM.


BÌNH MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên