Khởi nghiệp cần chú ý đến đội ngũ nhân sự
Hỗ trợ vốn vay giúp thanh niên khởi nghiệp
Khởi nghiệp từ góc nhìn doanh nhân
Phóng to |
Các khóa đào tạo “Lãnh đạo khởi nghiệp” trong khuôn khổ dự án “Mỗi doanh nhân - một người thầy” đã khởi động và thu hút nhiều bạn trẻ tham dự - Ảnh: Q.Ng. |
Chia sẻ về dự án, tổng thư ký Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM Trương Lý Hoàng Phi - cũng là người chấp bút cho chương trình kéo dài năm năm này - nói:
- Dự án tạo một môi trường với hệ thống công cụ giúp các bạn trẻ tự “kiểm định” khả năng hiện thực “giấc mơ khởi nghiệp” của mình.
Con số đưa ra là khoảng 10.000 bạn trẻ tiếp cận được môi trường này, xem đó như nền tảng để các bạn từng bước thực hiện giấc mơ sau khi tự “kiểm định” và “tái kiểm định” thông qua góc nhìn, kiến thức, kinh nghiệm của những người thầy trong dự án cũng chính là các doanh nhân.
Hệ thống công cụ kiểm định sẽ gồm: đào tạo, huấn luyện, tư vấn và bảo trợ.
10.000 và phương thức 1-1
* Cơ sở nào để dự án đưa ra con số 10.000 người? Kiến thức khởi nghiệp sẽ dừng ở khái niệm ban đầu, khơi gợi “tinh thần khởi nghiệp” hay thế nào?
Chị Trương Lý Hoàng Phi - Ảnh: Q.Ng. |
- Dự án được triển khai tại TP.HCM và hướng đến hai nhóm đối tượng chính: người đang khởi tạo và điều hành một cơ sở sản xuất/kinh doanh, một doanh nghiệp nhỏ; thanh niên, sinh viên yêu thích kinh doanh, muốn bắt đầu khởi nghiệp.
Con số này được xác lập trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên TP, nguồn lực có thể đáp ứng của các đơn vị, doanh nhân tham gia dự án.
Tôi tin là ai tham gia dự án đều có sẵn “tinh thần khởi nghiệp” nên kết hợp với chương trình đào tạo “Lãnh đạo khởi nghiệp” - bộ phận quan trọng của dự án sẽ giúp tinh thần ấy tỉnh táo hơn, sâu sắc hơn bằng những trải nghiệm thực tế, những phản biện hiệu lực từ những người thầy - những doanh nhân với chia sẻ về chặng đường khởi nghiệp của họ.
Khóa học không giải quyết vấn đề nhất thời, ngắn hạn mà tập trung vào nền tảng căn bản nhất. Trên cơ sở đó quyết định “xây nhà” thế nào, thời điểm nào là sự lựa chọn của mỗi người khởi nghiệp, tất nhiên loại trừ sự lựa chọn chờ may rủi, thời vận.
* Phương thức 1-1 (mỗi doanh nhân bảo trợ một dự án) và kêu gọi đầu tư dự án khởi nghiệp tiềm năng sẽ dựa vào căn cứ nào, thưa chị?
Doanh nhân trẻ sẵn sàng * “Hầu như chưa có dự án nào lại nhận được sự đồng thuận lớn của các thành viên trong hội như “Mỗi doanh nhân - một người thầy”. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, chờ đợi và sẵn sàng bước vào cuộc cạnh tranh với một thế hệ doanh nhân mới xuất hiện sau quá trình triển khai dự án này” Ông NGUYỄN THU PHONG (phó chủ tịch Hội LHTN VN TP.HCM - phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM) * “Ngay cả khi đang là doanh nhân, chúng tôi vẫn mong có những người thầy để có thể chia sẻ trong công việc. Do đó tôi tin các anh chị doanh nhân trẻ khác cũng rất sẵn lòng để trở thành người thầy, bạn đồng hành với bất kỳ bạn trẻ nào mang trong mình “tinh thần khởi nghiệp”, tự tin với khát vọng trở thành doanh nhân” Ông NGUYỄN TUẤN QUỲNH (phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM) |
- Chính người khởi nghiệp và dự án sẽ quyết định đến việc một dự án khởi nghiệp sẽ được bảo trợ theo phương thức 1-1.
Đến thời điểm này khoảng 70% người trẻ tham gia khóa học đều đã thấy cơ hội và ý tưởng kinh doanh cho riêng mình. Trong đó khoảng 30% đã có sản phẩm thử nghiệm hoặc đã kinh doanh.
Những cá nhân có sản phẩm hoặc đang thực hiện sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc được lựa chọn bảo trợ theo phương thức 1-1 dù cơ hội chia đều cho tất cả.
Các dự án trội hơn cùng các cuộc phỏng vấn trực tiếp sẽ tạo cơ hội để các cặp thầy - trò tìm thấy nhau.
Sẽ có nhiều giai đoạn trong việc kêu gọi đầu tư cho dự án khởi nghiệp. Giai đoạn hạt giống, dự án thường được các nhà đầu tư cá nhân hoặc cộng đồng đầu tư khi họ tin vào con người, sản phẩm và khả năng thành công của dự án nào đó.
Đây cũng là kênh tìm nguồn đầu tư phổ biến nhất của dự án “Mỗi doanh nhân - một người thầy” trong giai đoạn đầu tiên. Khi “thầy” đã chọn được “trò” để cố vấn thì khả năng đầu tư vào dự án rất lớn.
Mạng lưới kết nối người khởi nghiệp
* “Thầy” và “trò” chắc chắn phải chia sẻ khi tìm ra nhau. Liệu có “vùng cấm” nào không vì sự thành công của mỗi doanh nhân, thương hiệu luôn đi kèm với những bí quyết, bí mật kinh doanh?
- Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp, tôi thấy sự thành công ít bao giờ lặp lại giống nhau. Nhưng bài học thất bại thường hay lặp lại ở nhiều mô hình khởi nghiệp ở các cá nhân khác nhau. Do đó sẽ không có “vùng cấm” nào trong việc chia sẻ bí quyết ở đây cả.
Tất cả doanh nhân khi tham gia dự án này đều cố gắng chuyển tải hết những kiến thức và kinh nghiệm mình có để người trẻ nhìn thấy, đo lường rủi ro, cạnh tranh bằng năng lực, sự sáng tạo, khác biệt khi khởi nghiệp.
Các doanh nhân không ngại khi phải truyền bí quyết, đối mặt với cạnh tranh mà là người khởi nghiệp phải nắm rõ và “chơi” đúng luật. Nên mỗi doanh nhân đều muốn góp phần tạo ra một thế hệ doanh nhân bản lĩnh khi tham gia chương trình.
* Dự án có tính đến việc nuôi dưỡng “đứa con tinh thần” ra đời từ đây hay chỉ là giúp nền tảng khởi nghiệp và dừng lại?
- Đây là một dự án tham vọng. Tất nhiên tham vọng không chỉ dừng lại ở con số được đào tạo, huấn luyện, tư vấn hay bảo trợ mà chính là một cộng đồng, mạng lưới kết nối người khởi nghiệp sẽ được hình thành từ dự án này.
Sẽ có nhiều cách để nuôi dưỡng “đứa con tinh thần” là những dự án khởi nghiệp, cả những người trẻ có tố chất, năng lực khởi nghiệp. Mọi thứ đều cần có sự đầu tư và chúng tôi đang trong giai đoạn đầu tư.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận