"Bầu" Kiên: Tòa đọc lại nghị quyết cho đỡ mất thời gian!Phiên tòa Bầu Kiên "nóng" với quy định kinh doanh vàngBầu Kiên: “Tôi không bao giờ trốn tránh trách nhiệm”
Phóng to |
Bị cáo Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB trả lời thẩm vấn tại tòa - Ảnh: Tâm Lụa |
Phóng to |
BỊ cáo Trịnh Kim Quang trả lời thẩm vấn - Ảnh: Tâm Lụa |
Phóng to |
Bị cáo Lê Vũ Kỳ, nguyên phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB tại tòa - Ảnh: Tâm Lụa |
Cáo trạng xác định: Năm 2012, các thành viên trong hội đồng quản trị Ngân hàng ACB đã thống nhất chủ trương ủy thác cho các nhân viên ACB gửi hơn 718 tỉ đồng vào Ngân hàng VietinBank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM.
Toàn bộ số tiền này đã bị bà Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM, chiếm đoạt.
Việc làm trên được cho là trái quy định tại điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, phạm vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bầu Kiên có tiếng nói quan trọng tại ACB
Trả lời tòa, bị cáo Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB) cho biết bị cáo công tác tại ACB từ năm 1995 với chức vụ phó giám đốc chi nhánh ACB ở Hải Phòng.
“Ngày 22-3-2010, chủ tịch HĐQT ACB đã họp với Hội đồng sáng lập cùng với các thành viên của Hội đồng tín dụng, Hội đồng đầu tư, bàn về ứng xử của ACB trong môi trường cực kì rối loạn, tinh thần chung của HĐQT ACB về việc ủy thác tiền gửi là đồng thuận. Chủ yếu bàn cách để ACB vượt qua giai đoạn khó khăn mà không mất khả năng chi trả. Nếu anh Kiên hoặc bất cứ thành viên nào trong HĐQT không đồng ý về chủ trương này thì không thực hiện được”- Bị cáo Hải khai.
- Tại sao tiếng nói của Kiên quan trọng? Tòa hỏi
- Vì anh Kiên là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập, đại cổ đông thành lập hội đồng sáng lập. Hội đồng sáng lập có thể tập trung được ý kiến trên 51% của cổ đông ACB, nếu Hội đồng sáng lập đồng thuận thì có nghĩa là có sự đồng thuận của 51% cổ đông”.
Về việc cho nhân viên đi gửi tiền để hưởng lãi suất cao hơn lãi suất trần, bị cáo Lý Xuân Hải cho rằng chưa bao giờ chỉ đạo cho nhân viên đi gửi tiền cao hơn lãi suất trần. Lãi tiền gửi riêng, người gửi tiền được hưởng một số khoản khuyến mãi, hoa hồng.
Theo bị cáo Hải, tiền hoa hồng này không phải là tiền lãi suất, được hưởng 1 lần qua tài khoản riêng vào cuối kì. Số lãi suất này sau đó được chuyển vào tài khoản của ngân hàng ACB.
Trước câu hỏi của tòa về việc tại sao không chờ Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn đã thực hiện ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền, bị cáo Lý Xuân Hải đáp: “Chúng tôi chờ văn bản của ngân hàng nhà nước hướng dẫn thì ngân hàng không vượt qua được”.
- Về nguyên tắc là phải chờ hướng dẫn của ngân hàng nhà nước chứ? HĐXX hỏi
- Có rất nhiều trường hợp Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn thì ngân hàng nhà nước cho phép chúng tôi sử dụng các quy định cũ - Lý Xuân Hải đáp
- Ví dụ trường hợp thế nào? - Tòa hỏi
- Ví dụ như văn bản về việc bầu cử, tôi có thể dẫn chứng rất nhiều
- Thôi, thôi….- Tòa ngắt lời bị cáo Hải.
Cựu lãnh đạo ACB “tố” Ngân hàng Nhà nước chậm hướng dẫn
Trả lời tòa, bị cáo Lê Vũ Kỳ (Nguyên phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB) cho biết ông Nguyễn Đức Kiên là người rất có uy tín trong ngân hàng ACB.
- Nếu ông kiên không đồng ý, chủ trương có thông qua được không?
- Nếu ông Kiên hoặc bất cứ ai trong HĐQT không đồng ý, nghị quyết sẽ khó thông qua
- Nghị quyết của HĐQT, có liên quan gì đến Hội đồng sáng lập?
- Họ là người có uy tín rất lớn, đã sáng lập ra Ngân hàng ACB. Nếu không có ý kiến xác đáng, chúng tôi khó lòng bác bỏ ý kiến của họ.
Bị cáo Lê Vũ Kỳ cho rằng chủ trương ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền vào thời điểm ký là không sai, việc có tiếp tục thực hiện chủ trương hay không lại là thẩm quyền của ban điều hành.
HĐQT không báo cáo nên sau này bị cáo không biết. Năm 2012, bị cáo đang thực hiện nhiệm vụ chống khủng hoảng tại ngân hàng ACB nên không biết về chủ trương ủy thác tiền gửi này nữa.
Trả lời tòa, bị cáo Trịnh Kim Quang cho rằng kể từ khi Luật các Tổ chức Tín dụng có hiệu lực, lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải có thông tư hướng dẫn thay thế quyết định 742/2002 của Ngân hàng Nhà nước quy định uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng. Việc gửi tiền với mức lãi suất từ 18-22% là không sai, vì Ngân hàng Nhà nước chỉ cấm không được huy động vượt trần chứ không được cấm gửi tiền vượt trần.
Theo bị cáo, quyết định 742 này chỉ khống chế đối với bên nhận, bên huy động là bên chủ động mời chào lãi suất, người dân thấy chỗ nào lãi suất tốt thì đi gửi.
Theo bị cáo Trịnh Kim Quang, quyết định 742/2002 của Ngân hàng nhà nước không hề có quy định ngăn cản các cá nhân gửi tiền, vì thế việc ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền năm 2010 là không sai. Năm 2011, Luật Các tổ chức Tín dụng mới có hiệu lực, tuy nhiên nến năm 2012 Ngân hàng nhà nước chưa có hướng dẫn. Ngày 8-3-2012, quyết định 742 mới hết hiệu lực.
Trả lời tòa về trách nhiệm của mình trong việc cùng các thành viên trong HĐQT ngân hàng ACB thống nhất chủ trương ủy thác tiền gửi, bị cáo Phạm Trung Cang (nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB) cho rằng mình không có lỗi.
“Khi đặt ra chủ trương ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền, HĐQT cũng đã bàn đến hai rủi ro: nguy cơ mất tiền và rủi ro về pháp lý. Các lãnh đạo ACB đã bàn xem việc ủy thác tiền gửi có đúng không, có hợp lệ không, chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến của phòng pháp chế rồi mới tiến hành”.- ông Cang nói.
Theo ông Phạm Trung Cang, từ tháng 4-2010, Đại hội cổ đông ngân hàng Eximbank đã bầu ông làm vào HĐQT ngân hàng Eximbank. Tháng 5-2010, ông có đơn từ nhiệm ở ACB. Sau khi sang Eximbank, ông không được báo cáo bất cứ hoạt động nào của ACB về việc gửi tiền.
Sáng 23-5, tòa tiếp tục xét hỏi Huỳnh Thị Huyền Như và 19 nhân viên ngân hàng ACB về hành vi gửi 718 tỷ đồng vào Vietinbank đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Bầu Kiên muốn tố cáo VKS và cơ quan điều tra Khi tòa tuyên bố nghỉ làm việc chiều 22-5, bị cáo Nguyễn Đức Kiên xin phát biểu ý kiến. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên hỏi tòa khi nào thì ông được trình bày ý kiến tại tòa. “Tôi muốn khiếu nại các quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan điều tra đối với tôi. Tôi muốn chuyển các khiếu nại của tôi đến Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, chuyển đến Trưởng ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, thứ ba tôi muốn chuyển đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thứ 4 tôi muốn chuyển các khiếu nại của tôi đến các thành viên của hội đồng xét xử. Tôi chưa có tội, chưa nhận bản án có hiệu lực. Tôi muốn trình bày các nội dung khiếu nại của tôi tại tòa theo Luật Tố cáo” - bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị. |
Theo cáo trạng, từ tháng 1-2011 đến 9-2012, Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng khác với tổng số tiền hơn 28.379 tỷ đồng và đã thu được số tiền lãi là hơn 1.162 tỷ đồng. Trong đó, số lãi vượt trần là hơn 243 tỷ đồng. Việc ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng là làm trái quy định tại điều 106 Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010. Tuy nhiên, cáo trạng xác định hành vi này chưa gây hậu quả vật chất, số tiền lãi vượt trần đã được ngân hàng ACB hạch toán và trích nộp thuế theo quy định nên chưa đủ yếu tố cấu thành hành vi phạm tội. Các thành viên trong hội đồng quản trị Ngân hàng ACB còn bị cáo buộc đã thống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, gây thiệt hại cho ACB hơn 687 tỉ đồng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận