Quyết định ban bố thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm 3-11 đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và nhanh chóng bị bác bỏ. Tuy nhiên, sự việc này chưa dừng lại ở đó.
Theo U.S. News and World Report, công nhân Hyundai thuộc Liên đoàn Lao động Kim loại Hàn Quốc không chỉ yêu cầu ông Yoon rút lại tuyên bố, mà còn muốn ông rời ghế. Họ tuyên bố sẽ đình công nếu yêu cầu này không được đáp ứng.
Theo đó, kế hoạch đình công sẽ diễn ra trong 4 tiếng hai ngày 5 và 6-12. Sau đó, một cuộc đình công toàn diện sẽ bắt đầu vào ngày 11-12.
Hyundai Motor là một trong những công ty lớn nhất Hàn Quốc, vì vậy một cuộc đình công quy mô lớn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia. Đây là điều mà một vị tổng thống đang gặp khó khăn như ông Yoon chắc chắn muốn tránh.
Báo chí Mỹ đánh giá ông Yoon Suk Yeol hiện không phải là nhân vật được yêu mến tại Hàn Quốc. Một số lực lượng trong chính phủ cũng đang có những động thái chống lại ông. Mối đe dọa đình công và suy thoái kinh tế sắp xảy ra có thể đẩy nhanh quá trình này. Mặc dù không có gì đảm bảo rằng ông Yoon sẽ rời nhiệm sở, nhưng việc ông tiếp tục nắm quyền có thể khiến tình hình kinh tế trở nên xấu đi.
Theo trang Jalopnik, người tiêu dùng thị trường quốc tế sẽ không phải quá lo lắng nếu đình công kéo dài. Tờ này cho rằng cuộc đình công tại Hàn Quốc sẽ khó có tác động đáng kể trong thời gian ngắn. Lượng hàng tồn kho tại các đại lý Mỹ hiện nay khá dồi dào, chưa kể thời gian vận chuyển ô tô qua cũng khá dài do vấn đề địa lý.
Còn với những thị trường như Việt Nam, những mẫu xe Hyundai bán ở đây chủ yếu là xe lắp ráp tại địa phương. Do đó nguồn cung dự kiến cũng không chịu ảnh hưởng.
Sự kiện thiết quân luật bất ngờ được dự báo có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Hàn Quốc - Ảnh minh họa: Hyundai
Tuy nhiên, những người nắm giữ cổ phiếu của các công ty Hàn Quốc có thể sẽ cảm nhận được tác động sớm. Cuộc đình công sẽ không chỉ ảnh hưởng đến riêng Hàn Quốc, đặc biệt là khi công ty liên quan có quy mô đa quốc gia như Hyundai.
Theo Reuters, CNBC, ngay sau sự kiện thiết quân luật, một số thị trường tại châu Á đã đi xuống, khi nhà đầu tư đánh giá tác động từ diễn biến ở Hàn Quốc. Nặng nề nhất không đâu khác chính là Hàn Quốc khi chỉ số KOSPI đã giảm mạnh 1,4%, kéo theo mức giảm hơn 7% so với đầu năm và trở thành thị trường chứng khoán chính yếu hoạt động kém nhất châu Á trong năm nay.
Sự kiện này cũng dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu trên diện rộng. Chỉ số MSCI của các cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản, vốn có cả các "ông lớn" như Samsung Electronic, giảm 0,1%.
Các báo cáo cho biết Bộ Tài chính Hàn Quốc đã sẵn sàng tung gói 10.000 tỉ won (7,1 tỉ USD) vào quỹ ổn định thị trường chứng khoán.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận