“Cán bộ được ở nhà công vụ là những người có chức có quyền trung ương cũng như tại các địa phương. Đáng ra họ phải làm gương trả nhà khi hết nhiệm kỳ. Ấy thế mà rất khó đòi là sao?” - bạn đọc Trần Võ đặt vấn đề.
Cho rằng thực tế này chứng tỏ pháp luật không được thực hiện nghiêm, bạn đọc hoaiman@... cho biết: “Việc không trả lại nhà ngoài lòng tham còn là ỷ lại, hoặc vin vào cớ nào đó như có khối ông chức to hơn không trả thì mình tội gì phải trả. Vậy thì đây là vấn đề không nghiêm từ cấp trung ương mà ra. Dân chống việc thu hồi đất thì ta cưỡng chế, còn cán bộ không tuân thì ta đầu hàng, từ đó sẽ làm mất lòng dân”.
Nhiều bạn đọc đề nghị phải quyết liệt thu hồi nhà công vụ sau khi cán bộ hết thời hạn được sử dụng. Bạn đọc Vũ Đức Liên cho rằng: “Nhà công vụ là nhà của Nhà nước cho anh ở để phục vụ công tác chứ không phải là nhà đất của chính anh, do đó đề nghị Nhà nước phải cương quyết xử lý tận gốc”.
Đi vào giải pháp, nhiều bạn đọc đề nghị công khai tên những người chây ì không chịu trả lại nhà công vụ, trong đó bạn đọc Hoàng Hải tự nhận mình cũng là một người đang làm trong cơ quan nhà nước đã đề xuất:
“Vấn đề nhà công vụ đã được nhiều đại biểu Quốc hội phản ảnh lâu nay nhiều rồi. Để xử lý triệt để vấn đề này, tôi đề nghị cơ quan quản lý thống kê cụ thể chi tiết từng nhà một, sau đó gia hạn trong thời gian một tháng người nghỉ hưu phải giao lại cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, nếu không chấp hành phải nêu rõ họ tên từng người một lên các phương tiện truyền thông ở trung ương lẫn địa phương, bất kể người đó nguyên trước đây giữ chức vụ gì”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận