02/08/2023 09:03 GMT+7

'Con nhỏ xíu mà đưa đi chích ngừa hoài, sao ác vậy?'

"Con nhỏ xíu mà tối ngày xách nhỏ đi chích ngừa, không biết xót con hay sao, gì mà ác vậy?", "Làm như giàu lắm, tiêm ở trạm y tế mấy mũi là được rồi, còn đi tiêm dịch vụ"...

Hành trình đưa con đi tiêm của tôi

Những lời chỉ trích từ họ hàng khiến tôi nhiều lúc cũng lung lay, nghĩ hay là thôi, từ nay không đưa con đi chích ngừa thêm mũi nào nữa?

Tôi gia cảnh bình thường, chăm con theo kiểu truyền thống, tuân thủ khá đầy đủ các khuyến cáo y tế chứ hầu như không "phá cách", đi ngược đám đông kiểu anti vắc xin chẳng hạn. 

Tôi cho con chích ngừa đủ các mũi, đúng thời gian, không chỉ các mũi tiêm chủng mở rộng mà còn thêm các mũi thủy đậu, viêm não Nhật Bản…

Dù đã tìm hiểu kỹ và khá kiên định rằng những gì mình làm là đúng, là tốt nhất cho con, song cũng không tránh khỏi những khi tôi phải bối rối. Đó là khi có những giai đoạn em bé cứ 1-2 tháng lại phải đi trung tâm tiêm chủng một lần. 

Trộm vía lần nào tiêm xong con cũng chỉ hơi ấm ấm lên trong một ngày rồi thôi. Vậy mà lần đó, sau khi tiêm mũi 1 viêm não Nhật Bản, con bị sốt cao tới 5 ngày, sút nửa ký. 

Một lần khác, con tiêm mũi 2 thủy đậu. Ngày đầu không sao, tới ngày thứ hai con nổi ban đỏ đầy người, nôn ói, sốt cao, mẹ sợ quá phải đưa đi bệnh viện. Kết quả là bé có phản ứng hơi mạnh với vắc xin, lại thêm đang nhú lên 8 cái răng cùng lúc nên mới vậy.

Cả hai lần tôi đều nhận được sự trợ giúp của trung tâm tiêm chủng. Sau cuộc gọi đầu tiên của tôi báo tình hình em bé, nhân viên hướng dẫn tôi cách chăm sóc và theo dõi, dặn dò trong trường hợp như thế nào thì phải đưa bé đến trung tâm để bác sĩ kiểm tra lại. Hôm sau họ còn gọi lại để hỏi thăm em bé đã khá hơn chưa?

Ngoài hai lần hú hồn như thế, gia đình tôi cũng có những kỷ niệm khó quên. Lần đầu tiên con đi chích ngừa, hai vợ chồng tôi đều căng thẳng. Hai đứa phân công: chồng ẵm con vào phòng chích, vợ đợi bên ngoài. Đứng ngoài cửa phòng lén nhìn vô, tiếng gào khóc của con dội ra khiến tôi run lẩy bẩy.

Hôm ấy là một ngày cuối tháng 10-2021, con gái tôi vừa tròn hai tháng tuổi. Theo đúng lịch, tôi đưa bé đi chích ngừa mũi 6 trong 1 và uống Rota. Em bé sinh ra đúng vào lúc Sài Gòn ở cao điểm nhất của dịch COVID-19. Không có người lớn trợ giúp, chúng tôi có phần loay hoay, căng thẳng và có lúc dường như tôi đã bị trầm cảm nhẹ.

Trái tim người mẹ lúc ấy yếu mềm, mong manh và cứ như quả bóng chứa đầy nước, cảm giác như có thể vỡ tung bất cứ lúc nào. Vậy nên chỉ mỗi một việc đưa con đi chích ngừa cũng khiến tôi căng thẳng mấy ngày. 

Đầu tiên là các hội nhóm rỉ tai nhau đêm trước khi đi chích ngừa thì mẹ phải uống nước lá tía tô, con sẽ không bị sốt. Rồi đi chích về thì các mẹ bảo nhau lấy miếng táo, khoai tây đắp lên vết tiêm… 

Lúc ở trước phòng tiêm chờ đến lượt, chồng tôi cũng bị tôi làm cho lo lắng theo, cứ ẵm con đi đi lại lại mấy chục vòng đến chóng cả mặt.

Rồi những lo lắng vụng dại ấy cũng qua. Con dần lớn lên, cha mẹ cũng ngày một trưởng thành cùng với hành trình lớn khôn của con. Những khó khăn dần qua (trước khi có những khó khăn mới xuất hiện). 

Một vài đồng nghiệp của tôi quyết không cho con chích ngừa. Một vài người thì hỏi thăm kinh nghiệm đưa con đi tiêm chủng ở đâu, như thế nào. Mỗi người một cách nhìn nhận khác nhau.

Tôi không phải người mẹ cực phẩm trong truyền thuyết, hiểu biết mọi điều. Nhưng tôi tin rằng cùng với chế độ dinh dưỡng tốt, môi trường sống thoáng mát sạch sẽ, việc tiêm chủng đầy đủ chính là nền tảng để con có sức đề kháng tốt. Có sức khỏe, những mục tiêu khác trong cuộc đời chắc chắn sẽ dễ dàng hơn.

Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể

Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 6 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.

Đơn vị đồng hành nhận thấy có nhiều bạn đọc quan tâm đến cuộc thi, đặc biệt là cán bộ nhân viên của VNVC và báo Tuổi Trẻ đã hưởng ứng tham gia tích cực.

Đơn vị đồng hành quyết định trao tặng 2 phần quà nhằm khích lệ tinh thần tham dự của các cán bộ nhân viên tham gia tích cực hưởng ứng cuộc thi viết, trong đó có 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của VNVC và 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của báo Tuổi Trẻ.

Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.

Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;

Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.

Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ tiemngua@tuoitre.com.vn. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email, số tài khoản và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.

Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.

Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.

Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.

"Con nhỏ xíu mà đưa đi chích hoài, sao ác vậy?" - Ảnh 3.

Điểm tiêm chủng nhà chú Út Gò BòĐiểm tiêm chủng nhà chú Út Gò Bò

Đã hơn 30 năm, vào những năm 1990, chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở vùng Đồng Tháp Mười, trong đó có huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên