Ngoài chia sẻ cùng tác giả bài viết nỗi xót con, sự âu lo con cái sẽ "nhớ nhớ quên quên" vì quá tải, có những bạn đọc còn gợi ý: cần "cứu" con trong khi đợi chờ những đổi thay của chương trình giáo dục hay câu chuyện dài kỳ "dạy thêm, học thêm".
Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.
Con học lớp 5 “căng” hơn bố học thạc sĩ
Phóng to |
Khi lịch học dày đặc, có thể học trò sẽ cảm thấy quá tải và chán nản với việc học - Ảnh minh họa: Như Hùng |
Con học, cha mẹ xót!
Con học, cha mẹ lo lắm. Đó là tâm trạng chung của các bậc phụ huynh. Con tôi đang học lớp 2 mà nhiều hôm cũng phải đến 22g30 mới xong bài vở. Vệ sinh cá nhân xong là 22g45. Sau này rút kinh nghiệm, đến giữa giờ, tận dụng lúc nghỉ giải lao, tôi bảo con đi đánh răng trước chút học xong thì ngủ luôn. Làm như thế đỡ mất thời gian của bé.
Áp lực học tập của học sinh ta đã thấy quá rõ, không phải bàn cãi. Giờ ta thử xét xem nguyên nhân nào đã đẩy con em mình đến nông nỗi này?
Thứ nhất: Lỗi do chương trình giáo khoa quá nhiều khiến các em bị quá tải.
Thứ hai: Bộ Giáo dục-đào tạo đặt ra chỉ tiêu cho giáo viên buộc họ phải nỗ lực ép học sinh để đạt kết quả học tập.
Thứ ba: Một bộ phận không nhỏ các giáo viên đã xem các em học sinh của mình là đối tượng để tăng thu nhập bằng hình thức dạy thêm. Nếu các em không học thêm sẽ bị đì. Hay chí ít các em học sinh học thêm cũng được cô ưu ái hơn các em không đi học thêm.
Thứ tư: Các bậc phụ huynh luôn mang tâm lý nếu không cho con học thêm sẽ không theo kịp bạn và thực tế như vậy thật! Lỗi này là do ba yếu tố trên gây ra.
Vậy theo tôi, hệ quả này tất cả là do ngành giáo dục gây ra. Để khắc phục những điểm trên đâu có khó. Giảm tải cho học sinh bằng cách giảm chương trình giáo khoa. Thay vì cho điểm tách bạch như hiện nay, ta chỉ cần cho điểm theo kiểu A, B, C và đặc biệt là ở bậc tiểu học, cho điểm các cháu trên tinh thần động viên là chính, không nên mang tư tưởng cho điểm thấp để các em cố gắng. Bãi bỏ việc xét thành tích của lớp này lớp khác.
Điểm quan trọng hơn hết, nếu muốn chấm dứt việc dạy thêm, chỉ cần Bộ Giáo dục-đào tạo quy định giáo viên nào dạy thêm dưới mọi hình thức sẽ bị đuổi ra khỏi ngành vĩnh viễn. Làm như thế tôi bảo đảm sẽ chấm dứt được việc dạy thêm.
Thấy con học nhiều mà... phát bực!
Mong ngành giáo dục lập đường dây nóng Ngành giáo dục nên có đường dây nóng để phụ huynh học sinh phản ảnh việc dạy thêm, học thêm. Nhìn con trẻ suốt ngày căm cụi với bài vở mà thấy thương. |
Tôi có đứa con đang học lớp 4. Cháu được học bán trú. Ngày học 2 buổi mà tối nào cũng về tự học thêm khoảng 2 giờ nữa mới đủ.
Hôm nào mà luyện thêm IOE (về tiếng Anh) là học tới 22g30 mới xong. Đánh răng, rửa mặt là mất thêm 30 phút, nghĩa là 23g mới được lên giường ngủ. 6g hôm sau là phải thức. Vậy là cháu chỉ ngủ được khoảng 7 tiếng. Trong khi khoa học khuyên trẻ nên ngủ khoảng 8-9 tiếng mới đủ giấc.
Kết quả là cháu mệt mỏi, không thể tập trung học ban ngày. Thấy cháu học mà đôi lúc tôi bực. Tôi hay nói đùa: "Con học mới tiểu học mà bận rộn hơn khi ba học thạc sĩ!".
Không biết bao giờ giáo dục mới giảm tải thật sự! Tôi làm trong ngành giáo dục mà tôi không tin tưởng vào chương trình, sách giáo khoa hiện tại!
Mong các cháu được trút bớt gánh nặng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng!
Học ít, thi nhiều
Bây giờ HS mình là vậy đó. Trong năm học phải thi quá nhiều: nào là an toàn giao thông cấp trường, vòng cụm, vòng huyện, vòng tỉnh. Nào là thi viết chữ đẹp; nào là thi giao lưu học sinh giỏi vòng trường, vòng cụm, vòng huyện, vòng tỉnh, nào là thi khéo tay kỹ thuật, thi vẽ, thi hát karaoke, thi thuyết trình, thi làm lồng đèn, thi phụ trách sao giỏi, thi nét đẹp tuổi thơ, thi đố em, thi tuyên truyền viên giỏi, thi rung chuông vàng, thi giữa kỳ 1, học kỳ 1; giữa kỳ 2, học kỳ 2, thi tiếng hát sơn ca, thi nhành cọ non, thi trò chơi dân gian...
Vậy học sinh và giáo viên Việt Nam mình là tài giỏi nhất đấy bạn ạ!
Con tôi cũng quá tải Trong bài Con học lớp 5 “căng” hơn bố học thạc sĩ, tôi rất tâm đắc câu "Tôi băn khoăn việc học quá sức như vậy khiến con trở nên đãng trí, nhớ nhớ quên quên thế này thì học để làm gì?". Bấy lâu nay tôi cũng lo lắng về con trai đang học lớp 7 khi con luôn tỏ ra mệt mỏi, đãng trí. Mong Bộ GD-ĐT cân bằng giúp các cháu. |
Ép học = bắt cây non cho trái sớm!
Bản thân tôi đi học đại học một ngày học hai buổi là cảm thấy mệt mỏi. Còn đối với trẻ con mà học như vậy thì không khác nào "bắt cây non cho trái sớm".
Thật tình mà nói, nền giáo dục của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu một cách trầm trọng so với các nước trong khu vực. Học thì nhiều nhưng chất lượng thì kém xa những thập niên trước.
Ngày xưa tôi học mới lớp 4 mỗi lần nhà bán lúa hàng trăm giạ tôi tính toán không sai một đồng so với thương lái.
Bây giờ có những học sinh cấp II tính toán không xong thì huống chi là học sinh tiểu học. Nhưng năm nào đến cuối năm học thì gần như cả lớp đều có giấy khen, từ khá giỏi trở lên. Những người làm công tác giáo dục nên nhìn nhận lại chất lượng hiện nay.
Học nhiều, dụng được bao nhiêu?
Đã đến lúc các nhà làm giáo dục cần phải suy nghĩ và tự đặt cho mình câu hỏi nếu học như thế có chắc là những đứa trẻ được đào tạo có giỏi nổi hay không. Học sinh Việt Nam học rất nhiều từ phổ thông lên trung học và thậm chí là đại học, nhưng khi ra trường rất nhiều bạn trẻ ít có cơ hội việc làm.
Tôi không phải là nhà làm giáo dục nhưng tôi nhận thấy vấn đề đào tạo của Việt Nam là khâu định hướng nghề chỉ thực hiện khi còn khoảng 2 năm cuối của đại học. Tại sao ta không định hướng nghề nghiệp cho trẻ từ lúc còn học phổ thông?
Cha mẹ hãy "cứu" con
Dường như ngành giáo dục đã tiêu tốn bao nhiêu tiền của và thời gian để nghiên cứu cách biến một con người thành... robot. Ngày xưa đi học học trò toàn thả diều, bắt dế, chăn trâu mà giờ vẫn học đến thạc sĩ, nhà xe đầy đủ.
Mình đã âm thầm học thay cho con những kiến thức chưa cần thiết và lọc lấy kiến thức cần thiết cho con học. Không học thêm vì mình tự dạy cho con và mình không quan tâm điểm số. Quan trọng là mình hiểu con mình biết những gì!
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Dạy thêm, học thêm - nhìn từ hai phíaDạy thêm, học thêm không xấuDạy thêm, học thêm, do đâu? Học để làm gì?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận