05/08/2014 00:17 GMT+7

Có "xe vua" được bảo kê

Ông Nguyễn Văn Huyện
Ông Nguyễn Văn Huyện

TT - "Tiền làm công trình giao thông là tiền của dân mà anh bảo kê cho những hành vi chở quá tải thì đó chỉ là lợi ích nhóm của một số người nhưng rất thiệt hại cho đất nước."

Không trị “xe vua” là thua cuộcTuyên chiến với “xe vua”

qBj1NZLg.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Văn Huyện - Ảnh: T.Phùng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Huyện - tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ - cho biết:

- Đến thời điểm này, thời gian hoạt động của các trạm cân ở các tỉnh khá đều, lượng xe quá tải giảm. Hiện giờ còn tồn tại là thời gian các trạm cân làm việc liên tục 24/24 giờ chỉ chiếm 2/3, còn 1/3 số trạm vẫn không hoạt động 24/24 giờ do thiếu người và một số tỉnh chưa hỗ trợ.

Cụ thể là lãnh đạo tỉnh và công an tỉnh chưa quan tâm chỉ đạo nên vẫn để lọt một số đoàn xe qua trạm hoặc “xe vua” hoạt động.

Theo tôi chắc chắn là do “quan hệ” nên dẫn đến việc các trạm cân kiểm tra xe nội tỉnh chỉ chiếm từ 1-10%, chủ yếu kiểm tra xe ngoại tỉnh. Xe ben chở vật liệu chở quá tải nhiều nhất lại ít kiểm tra mà tập trung kiểm tra các xe chở hàng hóa khác.

* Một số tỉnh cho rằng đang đầu tư hạ tầng nhiều nên nhu cầu chở vật liệu tăng, xử lý xe quá tải làm chậm tiến độ công trình. Ngoài lý do phát triển kinh tế theo lý giải của các tỉnh thì ông đánh giá thế nào về dư luận cho rằng có những đoàn “xe vua” hoạt động do sự dung túng của chính quyền, quan chức địa phương?

"Cái chính là lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước làm nghiêm túc thì xử lý được ngay.

Không thể có chuyện chính quyền mạnh như thế này mà để thua đầu gấu bảo kê được. Mà chính là một số lợi ích nhóm nằm trong lãnh đạo quản lý nhà nước vẫn chưa chịu chuyển biến nhận thức"

- Thực tế, chỉ đạo chính thức về việc đó (cho chở quá tải vì thực hiện dự án hạ tầng trên địa bàn tỉnh - PV) thì không tìm được vì không có văn bản.

Nhưng đa số các tỉnh chưa có văn bản chỉ đạo trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải, mỏ vật liệu, bãi bốc xếp hàng hóa yêu cầu không chở hàng quá tải.

Vì thế vẫn cứ lọt và thực tế có một số tỉnh sản xuất ximăng hoặc công trình xây dựng nhiều vẫn chưa xử lý kiên quyết. Lý do là sợ không bán được ximăng hoặc công trình xây dựng chậm nên để xe quá tải. Cái đó là có.

* Còn dư luận cho là có “xe vua” được bảo trợ của quan chức, chính quyền?

- Cái này tôi cho rằng là có vì vẫn để lọt xe quá tải. Có một số nơi chỉ vẫy xe chở bằng miệng thùng vào kiểm tra. Còn xe chở có ngọn lại không dám dừng để kiểm tra. Đó là hiện tượng ảnh hưởng của “quan hệ” trong nội tỉnh. Lỗi này là của địa phương. Nếu địa phương mà quyết liệt, công khai thì sẽ giảm rất nhiều.

* Ngoài yêu cầu của Thủ tướng và Bộ GTVT, công an, theo ông có cách nào để lực lượng thực thi tránh được sự can thiệp?

- Cái này Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đưa cảnh sát điều tra để chống tiêu cực tại trạm cân, bắt giữ, xử lý một số vụ tiêu biểu để làm gương. Kiểm soát luôn lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông tại trạm cân về tiêu cực, bỏ lọt xe.

Còn Tổng cục Đường bộ đưa chín đoàn kiểm tra việc kiểm soát tải trọng xe và kích thước thùng hàng. Bộ GTVT quyết liệt và chủ động trong quyền hạn của mình. Chính phủ cũng đã quy trách nhiệm lãnh đạo tỉnh nếu bỏ lọt xe quá tải phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng là cũng để lãnh đạo các địa phương kiên quyết hơn.

* Theo ông, vai trò chính quyền địa phương có tính chất quyết định thế nào trong xử lý xe quá tải, dẹp bỏ “xe vua”?

- Đó là trách nhiệm mà chính quyền địa phương phải làm. Phải chuyển biến nhận thức và bỏ lợi ích nhóm. Bởi vì tiền làm công trình giao thông là tiền của dân mà anh bảo kê cho những hành vi chở quá tải thì đó chỉ là lợi ích nhóm của một số người nhưng rất thiệt hại cho đất nước. Công trình có tuổi thọ 15 năm mà chở quá tải thì năm năm hỏng. Như thế tiền làm đường, bảo trì đường bộ của dân đổ xuống sông, xuống biển.

* Ngoài “xe vua” còn có tình trạng đầu gấu, móc nối bảo kê xe quá tải qua trạm cân. Theo ông, làm thế nào để dẹp?

- Chính phủ đã có thông báo yêu cầu Bộ Công an lập chuyên án đi kiểm tra toàn diện và đột xuất. Còn trường hợp cò mồi, đầu gấu bảo kê chắc chắn không tồn tại được, chỉ là bột phát. Một đất nước có kỷ cương pháp luật thì đầu gấu làm sao thắng chính quyền được.

Cái chính là lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước làm nghiêm túc thì xử lý được ngay. Không thể có chuyện chính quyền mạnh như thế này mà để thua đầu gấu bảo kê được. Mà chính là một số lợi ích nhóm nằm trong lãnh đạo quản lý nhà nước vẫn chưa chịu chuyển biến nhận thức. Họ vì lợi ích cá nhân của gia đình hoặc anh em, bạn bè nên để có chuyện “xe vua”, bảo kê. Nếu tất cả đồng thuận và nỗ lực thì chắc không còn.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Những “ông vua hổ vồ”Có bảo kê, móc nối làm luậtMuốn biết có "xe vua" không: hãy vi hành một chuyến“Xe vua” - Không dễ “điểm mặt, chỉ tên”Tránh ngay cho lành“Xe vua”: Dân nói có, cơ quan chức năng nói khôngQuyền lực ngầm của “xe vua”Chỉ là sót lọt xe sai phạm!

Ông Nguyễn Văn Huyện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên