07/11/2017 18:21 GMT+7

Có nên dựng tượng người hiến 5.147 lượng vàng cho đất nước?

PHẠM VĂN CHUNG - Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
PHẠM VĂN CHUNG - Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

TTO - Theo bạn đọc Phạm Văn Chung, Nhà nước nên sớm làm điều này để thể hiện truyền thống "uống nước, nhớ nguồn" đồng thời còn giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước rất thiết thực cho thế hệ trẻ.

Có nên dựng tượng người hiến 5.147 lượng vàng cho đất nước? - Ảnh 1.

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ - Ảnh: Linh Tâm

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu ý kiến này.

"Thông tin cụ bà HoàngThị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng (năm 1945), qua đời làm nhiều người tiếc thương những không khỏi ngỡ ngàng. 

Người hiến 5.000 lượng vàng cho Nhà nước qua đời Người hiến 5.000 lượng vàng cho Nhà nước qua đời

TTO - Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng (năm 1945), qua đời hồi 23h20 đêm 5-11 tại nhà riêng 34 Hoàng Diệu, Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.

 Có thể nói những đóng góp, cống hiến vật chất cho cách mạng, cho đất nước của gia đình ông Trịnh Văn Bô là rất to lớn, vô cùng quý giá, đáng trân trọng, khâm phục. 

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, tôn vinh những người có hành động cao quý, đóng góp tinh thần, vật chất cho cách mạng, cho đất nước. Điều này không chỉ thể hiện truyền thống "uống nước, nhớ nguồn" mà còn giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước rất thiết thực, hiệu quả cho các thế hệ trẻ mai sau

Phạm Văn Chung

Vì thế mà nhiều người đề nghị tôn vinh, dựng bảo tàng hoặc thành lập quỹ từ thiện, đặt tên đường, thậm chí dựng tượng vợ chồng ông Trịnh Văn Bô ở nơi công cộng!

Dưới góc độ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến công tác tôn vinh, biểu dương, ghi nhận công lao đóng góp, cống hiến lớn lao cho đất nước của những người như gia đình ông Trịnh Văn Bô thời gian qua chưa thật sự được quan tâm đúng mức. 

Trong thời gian qua, chúng ta chủ yếu là biểu dương, tôn vinh những người trực tiếp tham gia cách mạng, cầm súng chiến đấu và hy sinh xương máu cho Tổ quốc, riêng đối với những người đóng góp tiền bạc, vật chất cho cách mạng, đất nước chưa được tôn vinh, ghi nhận công lao một cách xứng đáng, ít được nhắc đến. 

Đặc biệt những người đóng góp rất lớn cho cách mạng nhưng người dân cũng ít được biết đến rộng rãi trong xã hội do công tác tuyên truyền, biểu dương chưa tốt!

Trên các diễn đàn rất nhiều người chỉ mới biết đóng góp, cống hiến to lớn của gia đình ông Trịnh Văn Bô sau khi báo chí đưa tin về cụ Minh Hồ - vợ ông mất. 

Do đó, rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ rất ngỡ ngàng, ngưỡng mộ khi biết được thông tin có người đã tặng hơn 5.000 lượng vàng cho đất nước.

Trong những năm tháng khó khăn nhất của đất nước, ông Trịnh Văn Bô - một nhà tư sản giàu có đã thể hiện tình cảm, tinh thần yêu nước rất nhiệt thành qua việc đóng góp số lượng vàng "khủng" cũng như nhường nhà cho cán bộ ở. 

Bên cạnh đó, bản thân ông Bô đã đi đầu, tích cực vận động nhân dân quyên góp tiền cho cách mạng, phục vụ đất nước, đây là việc làm rất hiếm có.

Vì vậy, khi cách mạng thành công, đất nước độc lập, thống nhất thì việc tôn vinh, biểu dương những người có công đóng góp cho đất nước là cần thiết, cần phải làm. 

Bởi vì, việc này không chỉ nhằm ghi nhận công lao đóng góp của những người này mà còn là phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước, trách nhiệm với dân tộc đến với mọi người nhanh nhất, hiệu quả nhất. 

Mặt khác, nếu chúng ta làm tốt việc tôn vinh, biểu dương những người đóng góp tinh thần, vật chất cho đất nước sẽ tạo tiền đề quan trọng trọng việc động viên, khích lệ với những hành động quyên góp, ủng hộ đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay như huy động nguồn lực trong dân như quyên tiền, vàng, mua công trái...

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, tôn vinh những người có hành động cao quý, đóng góp tinh thân, vật chất cho cách mạng, cho đất nước. 

Điều này không chỉ thể hiện truyền thống "uống nước, nhớ nguồn" mà còn giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước rất thiết thực, hiệu quả cho các thế hệ trẻ mai sau

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

PHẠM VĂN CHUNG - Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên