Nho VN dán nhầm cờ TQ: sơ suất của nhân viên đóng gói“Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”
Phóng to |
Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc - Ảnh: THUẬN THẮNG |
“Việc quản lý hàng hóa trong tình hình hiện nay phải rất quan tâm, không chỉ mặt xuất xứ, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, mà còn có cả vấn đề về chính trị. Tết vừa qua chúng tôi nhận được điện báo và đã phát hiện một cơ sở sản xuất rượu ở tỉnh Hưng Yên dán mác về bản đồ không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Chúng tôi muốn nói rằng từ đèn lồng có chữ Tam Sa đến mác rượu không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, rồi đến cờ Trung Quốc dán trên nho đủ cho thấy dấu hiệu này đã trở thành âm mưu, ý đồ phục vụ cho vấn đề khác chứ không chỉ vấn đề xuất xứ hàng hóa” - bà Mai khẳng định.
Theo bà Mai: “Tình hình buôn lậu hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đặc biệt ở khu vực phía Bắc, đang rất lớn. Từ sản phẩm nhỏ nhất như vợt muỗi của Việt Nam cũng được người ta đặt làm nhái ở bên Trung Quốc, sau đó đưa lậu vào Việt Nam. Ngay vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất nhức nhối. Thậm chí nếu đưa trót lọt gà nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam thì lợi nhuận chỉ đứng sau buôn ma túy. Gà thải loại bên Trung Quốc có giá chỉ 10.000 đồng/kg, đưa về Hà Nội có thể bán đến 60.000-70.000 đồng/kg, rõ ràng là siêu lợi nhuận nên ngăn chặn cực kỳ khó. Cả gà giống cũng có nhập lậu từ Trung Quốc, có ngày phải hủy cả mấy nghìn con gà giống. Hương liệu làm rượu giả từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng tương đối nhiều, có vụ chúng tôi bắt giữ hơn 3 tấn hương liệu chế biến rượu giả, mà phải mất nhiều thời gian mới bắt được từ khi tập kết ở Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam” - bà Mai nói.
Đề cập việc thu giữ 6.000 lon sữa dê Danlait, ông Vương Trí Dũng - phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội - cho biết việc gọi tên loại sữa này hiện nay cũng thiếu thống nhất.
“Tổng cục Hải quan - cơ quan cấp phép nhập khẩu - xác định là sữa; Bộ Công thương - cơ quan cấp phép nhập khẩu tự động - thì kết luận là sữa đóng hộp, sữa dê công thức 1; Cục An toàn thực phẩm xác định là sữa bổ sung. Vì vậy để xử lý đơn vị vi phạm cho chính xác, chúng tôi đã kiến nghị Cục Quản lý thị trường tổ chức họp ban ngành để có kết luận cuối cùng. Còn vi phạm nhìn thấy bằng mắt thường có thể kết luận được ngay, đó là trên nhãn sản phẩm này không ghi theo quy định bắt buộc như sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phải có chỉ dẫn của bác sĩ, không ghi rõ đây là thực phẩm chức năng, không phải thuốc. Nếu xác định là sữa thì doanh nghiệp không kê khai giá, trong áp thuế của hải quan chỉ có 10%, còn nếu là thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp phải nộp thêm 175 triệu đồng tiền thuế theo mức 15%. Trong tuần tới cục sẽ cùng các ngành có kết luận cuối cùng để ra quyết định xử lý” - ông Dũng cho biết.
* Tin bài liên quan:
Lại dùng cờ Trung Quốc dạy trẻ ViệtBộ GD-ĐT đề nghị thu hồi sách vẽ cờ Trung QuốcThu giữ khoảng 1.000 cuốn sách học vần in cờ Trung QuốcThu hồi sách dạy tiếng Hoa có in đường lưỡi bòBộ GD-ĐT kêu gọi hiến kế để “quản” sách tham khảoThêm một cuốn sách in cờ Trung Quốc
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận