30/08/2020 09:08 GMT+7

Chuyện ở làng nhận tiền đền bù

TRỊNH VIẾT HIỆP (Học viện Báo chí  và tuyên truyền)
TRỊNH VIẾT HIỆP (Học viện Báo chí và tuyên truyền)

TTO - Cách đây gần chục năm, gia đình nhà bà Hòa, cũng như nhiều gia đình khác trong cái làng quê thuần nông ven một thành phố trực thuộc tỉnh, được đền bù một khoản tiền rất lớn.

Chuyện ở làng nhận tiền đền bù - Ảnh 1.

Rất nhiều gia đình đã sử dụng tiền đền bù giải tỏa không hiệu quả. Ảnh minh họa: Nhiều hộ dân ở quận Cái Răng (TP Cần Thơ) đã nhận được tiền đền bù, giải tỏa đất để làm 3 khu công nghiệp Hưng Phú 1, Hưng Phú 2A và Hưng Phú 2B - Ảnh: CHÍ QUỐC

Tại đó, dự án của khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài chuẩn bị được xây dựng và họ thu hồi, đền bù đất nông nghiệp cho dân. Nghe đâu thời điểm đó, nhà bà Hòa được đền bù tới gần 2 tỉ đồng. 

So với các hộ trong thôn chỉ được đền bù khoảng dăm ba trăm triệu thì số tiền lớn mà nhà bà Hòa nhận được là vượt trội hơn hẳn.

Đi nhận tiền đền bù ruộng đất về, không chỉ bà Hòa vui mà mấy đứa con của bà cũng mừng đến rơi cả nước mắt. Bởi bấy lâu nay chân lấm tay bùn, quanh năm đầu tắt mặt tối bán lưng cho trời bán mặt cho đất mà gia đình bà Hòa có bao giờ dám mơ có ngày lại được cầm một cục tiền lớn đến như thế.

Có tiền, không cần trông xa, nghĩ sâu cho mệt, trước tiên bà Hòa phân phát cho mỗi con mấy chục triệu để đi mua xe máy chạy cho sướng. Bấy lâu nghèo mãi rồi, đi xe đạp, thậm chí là đi bộ, nay có tiền bà nghĩ tội gì mà chẳng mua xe máy cho các con chạy để chúng nó khỏi "thua chị kém em". 

Chỉ cần có tiền cái là ngay tức thì đi ra phố huyện độ vài tiếng đồng hồ là bà đã "rinh" về luôn 3 chiếc xe máy đời mới, sơn bóng loáng, mới kính coong.

Ngoài chuyện sắm xe máy cho các con, bà Hòa còn đáp ứng nhu cầu mua sắm quần áo đẹp, đồ trang sức, điện thoại đắt tiền... cho các con, khi mỗi đứa cũng ngốn mất khoảng dăm chục triệu nữa. 

Rồi sẵn có tiền, bà cũng không quên mua sắm một ít tiện nghi sinh hoạt cho không gian ngôi nhà thêm bắt mắt, đó là tivi, tủ lạnh, bếp gas, tủ đứng, tủ chè và bộ trường kỷ để khách khứa đến có chỗ mà tiếp khách.

Tiếp nữa, bà Hòa cũng gọi thợ đến cho xây sửa lại ngôi nhà, làm lại bếp núc, công trình phụ cho khang trang... Nói chung, đồng tiền đã ngay tức thì thay đổi chất lượng cuộc sống của gia đình bà. 

Thấy số tiền gần 2 tỉ đồng được đền bù ban đầu "ngót" đi nhanh chóng chỉ sau có 3 tháng, anh Tân - em trai ruột bà Hòa - có vẻ sốt ruột lo cho chị cũng như tương lai của các cháu. Bữa sang nhà chị gái chơi, anh Tân góp ý với chị mình:

- Chị ơi, thấy chị có tiền mua sắm ăn tiêu bạt mạng mà em sợ, em lo quá. Chi bằng chị bỏ ra vài trăm triệu đầu tư cho thằng Hải đi học cái nghề cơ khí hoặc sửa chữa xe máy, nay mai về mở cái cửa hiệu ở làng cũng kiếm được ngày mấy trăm ngàn đồng có ổn không. 

Rồi cái Thanh, cái Hương, dẫu là gái thì chị cũng phải lo tìm cho chúng nó cái nghề để nay mai về nhà chồng chúng nó còn có cái "cần câu" mà kiếm cơm chứ chẳng lẽ lại ăn bám chồng?

- Cậu ơi (bà Hòa bĩu môi), với thằng Hải chị sẽ mở cho nó cái tiệm cầm đồ ở làng. Còn hai đứa cháu gái cậu thì khi đi lấy chồng sẽ cho chúng mỗi đứa vài trăm triệu làm vốn liếng. Con gái là con người ta mà, hơi đâu mà lo xa tìm nghề cho chúng...

Để thực hiện ý định mở tiệm cầm đồ cho con trai, hơn một năm sau tính từ ngày nhận tiền đền bù đất, bà Hòa đã thuê một mặt bằng ở đường liên thôn, ngay sát khu công nghiệp. Bà rót vốn cho con trai mở tiệm cầm đồ hết 500 triệu.

Thế nhưng, bà đã thất bại ngay sau đó 5 tháng, khi con trai bà dính vào lô đề, cá độ bóng đá và tiêu tốn gần như hết sạch số vốn bà giao. 

Để cứu con, bà lại rót thêm mấy trăm triệu với mong muốn con sửa đổi để làm lại cuộc đời, nào ngờ số tiền cũng nhanh chóng đội nón ra đi. Khi các chủ nợ đến đe dọa mạng sống của thằng Hải, bà đã phải dốc nốt mấy trăm triệu cuối cùng để trả nợ cho con.

Gia đình bà Hòa, cũng như một số hộ nhận tiền đền bù trong làng, giờ còn xác xơ, lục đục hơn trước... 

Rơi vào tình cảnh kinh tế bi đát, không định hướng như gia đình bà Hòa là thực trạng chung của rất nhiều gia đình ở các vùng ven thành phố cũng như gần các khu đô thị, khu công nghiệp khi nhận được tiền đền bù đất hiện nay.

Dân vùng giải tỏa chờ tiền đền bù Dân vùng giải tỏa chờ tiền đền bù

TT - Đó là trường hợp của nhiều hộ dân tại dự án khu công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc (trên địa bàn P.Long Bình, Q.9, TP.HCM và một phần thị xã Dĩ An, Bình Dương) và hàng trăm hộ dân sống trong vùng giải tỏa “trắng” thuộc dự án khu liên hợp thể dục thể thao Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).

TRỊNH VIẾT HIỆP (Học viện Báo chí và tuyên truyền)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên