Chủ nhật, ngày 26 tháng 6 năm 2022
Chuyện giờ mới kể về cuộc chinh phục Mặt trăng của Mỹ
TTO - Đó là một phần bị lãng quên của lịch sử chinh phục không gian mà ngày nay rất ít người biết hoặc nhớ tới. Đặt chân lên Mặt trăng là một thành tựu vĩ đại của nhân loại, nhưng trước mặt chúng ta còn nhiều chân trời mới.

Chặng đường đặt chặn lên Mặt trăng của người Mỹ cũng đầy chông gai - Ảnh: QZ
Năm 1962, Tổng thống Mỹ đưa ra lời giải thích nổi tiếng về lý do tại sao NASA đặt mục tiêu chinh phục Mặt trăng:
"Chúng ta chọn bước lên Mặt trăng trong thập kỷ này và làm nhiều thứ khác không phải vì những nhiệm vụ này dễ, ngược lại, bởi vì chúng khó. Chúng ta căng buồm trên vùng biển mới này bởi vì có những kiến thức mới cần học, những quyền mới cần phải giành lấy, và chúng cần được giành lấy và sử dụng vì sự tiến bộ của con người".
Ngày nay chúng ta biết được đoạn kết: Người Mỹ quả thật đã lên được Mặt trăng, và điều này khiến việc nhìn lại các sứ mệnh Apollo thật dễ qua lăng kính màu hồng.
Nhưng thời điểm đó mọi thứ hết sức khó khăn: Khoảng 400.000 kỹ sư đã lao động miệt mài để giúp đưa vài phi hành gia lên Mặt trăng; Mỹ không chỉ tiêu tốn hàng tỉ USD mà còn hy sinh tính mạng của 3 phi hành gia; nhiều người Mỹ đã hoài nghi sứ mệnh Mặt trăng và công khai phản đối...
Thật ra, dù phát biểu hùng hồn như vậy, bản thân Tổng thống Kennedy không tin tưởng lắm vào sứ mệnh khám phá không gian.
Trong một cuộc họp Nhà Trắng năm 1962, vài tháng sau bài diễn văn Mặt trăng, Kennedy đã nói với lãnh đạo NASA Jim Webb rằng ông "không hứng thú với không gian" và khoản chi phí "thiên văn" của chương trình Mặt trăng "đã làm tan nát ngân sách của chúng ta".
Kennedy cũng thừa nhận động cơ chính của ông khi duy trì chương trình Mặt trăng là thuần chính trị: Giữa cao trào của Chiến tranh lạnh, lên Mặt trăng trước Liên Xô là một ưu tiên!
"Cái này - dù chúng ta có thích hay không - thì cũng là một cuộc đua căng thẳng" - vị Tổng thống trẻ tuổi của Mỹ kết luận.
Nhà sử học không gian Roger Launius có một khám phá thú vị về sức ảnh hưởng của truyền thông và văn hóa đại chúng lên thái độ của công chúng đối với thám hiểm vũ trụ.
Ví dụ, thăm dò xã hội cho thấy trong phần lớn giai đoạn 1989 - 1997, đa phần dân Mỹ ủng hộ các sứ mệnh không người lái sau khi chứng kiến vụ tai nạn tàu Challenger năm 1989, nhưng đến năm 1995 thì họ lại ngả sang ủng hộ đưa người lên vũ trụ.
Một cách tình cờ đó cũng là năm bộ phim "Apollo 13" đầy xúc động ra rạp.
Các bộ phim khác như Armageddon (Ngày tận thế), Deep Impact (Thảm họa hủy diệt), và Contact (Sự thật che giấu) có thể đã giúp công chúng hứng thú hơn với sứ mệnh khám phá không gian có người lái cuối thập niên 1990 và đầu 2000.
Hiện tại, NASA đang nhìn về phía sao Hỏa, có thể các bộ phim như First Man (Bước chân đầu tiên), The Martian (Người về từ sao Hỏa) và Interstella (Hố đen tử thần)… sẽ giúp tranh thủ thêm sự ủng hộ quý báu của công chúng?
-
TTO - Xung quanh những phiền hà trong việc cấp căn cước công dân gắn chip, nhiều bạn đọc tiếp tục hiến kế, đưa ra giải pháp nhằm giúp tránh tình trạng quá tải như hiện nay. Trong đó, có bạn đọc đề xuất phối hợp với lực lượng Đoàn thanh niên.
-
TTO - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, sáng 26-6, Công an TP.HCM đã mời ông Đặng Anh Quân lên làm việc. Trước đó, ông Quân từng tham gia nhiều buổi livestream với bà Nguyễn Phương Hằng.
-
TTO - TP.HCM hiện có 5.705 công chức, viên chức dôi dư so với số lượng biên chế được trung ương giao, trong đó có 3.601 công chức và 2.104 viên chức. Nhưng đây thực sự có phải là con số dôi dư?
-
TTO - Cố vấn Tổng thống Ukraine Igor Zhovkva nói nước này sẽ không tiếp tục xin gia nhập NATO, dù vẫn muốn có tiếng nói trong các chính sách của liên minh này. Trong khi đó, Tổng thống Zelensky bày tỏ quyết tâm giành lại thành phố Severodonetsk.
-
TTO - Vượt qua 40 thí sinh còn lại trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, thí sinh đến từ Tây Ninh Nguyễn Thị Ngọc Châu đăng quang cuộc thi năm nay.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận