28/03/2022 18:39 GMT+7

Chuyên gia Mỹ: Công bố số ca mắc COVID-19 giúp tránh tâm lý chủ quan

TTXVN
TTXVN

TTO - Đài CNN đăng bài viết của nhà tâm lý học Peggy Drexler, trong đó kêu gọi người dân vẫn nên ý thức phòng dịch COVID-19 thay vì chủ quan khi căn bệnh này dần trở nên phổ biến, hướng đến trở thành bệnh đặc hữu.

Chuyên gia Mỹ: Công bố số ca mắc COVID-19 giúp tránh tâm lý chủ quan - Ảnh 1.

Nhiều địa phương Mỹ hướng đến không sử dụng khẩu trang - Ảnh: REUTERS

Sau hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc được chẩn đoán mắc căn bệnh này đã trở nên phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, khoảng 80 triệu trong tổng dân số 329 triệu người Mỹ đã nhiễm virus SARS-CoV-2 ít nhất một lần.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người chưa mắc bệnh, vì vậy việc công bố kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vẫn thu hút sự chú ý, đặc biệt là với những người nổi tiếng.

Chính phủ và giới chức y tế Mỹ đã đề cập đến việc sống chung với COVID-19. Điều này đồng nghĩa rằng người dân sẽ sống chung với virus bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tiêm vắc xin, đeo khẩu trang, và áp dụng các biện pháp hạn chế khi cần thiết.

Khi COVID-19 đã trở thành một phần trong cuộc sống, việc những người nổi tiếng công bố mình mắc bệnh sẽ giống như lời nhắc nhở thường trực, giúp người dân dần chấp nhận thực tế mới.

Mặc dù những thông báo kiểu này chưa thể biến mất ngay, song những định kiến về việc có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 đã giảm đi nhiều, một phần là do biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh chóng, kể cả trong số những người đã tiêm phòng.

Hai cuộc khảo sát gần đây do Quỹ Gia đình Kaiser và Hãng Gallup thực hiện cho thấy chênh lệch về tỉ lệ tiêm phòng giữa các nhóm sắc tộc đã gần như biến mất. Tuy nhiên, bài viết nhấn mạnh mỗi người vẫn cần tự nhắc nhở về mối nguy hiểm của COVID-19, không nên tự mặc định rằng tất cả mọi người đều sẽ nhiễm virus và đơn thuần chấp nhận điều này.

Sống chung với COVID-19 không có nghĩa là coi như căn bệnh này không hề tồn tại, mà điều quan trọng là phải tránh nhiễm virus khi có thể. 

Đối với một số người, COVID-19 có thể để lại những hệ lụy sức khỏe lâu dài, thậm chí là dẫn đến tử vong. Hiện thế giới vẫn còn nhiều điều chưa biết về tác động lâu dài của căn bệnh này.

Bài viết kết luận rằng sống chung với COVID-19 là thừa nhận sự tồn tại của căn bệnh, cũng như hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa, và nắm được rằng những biện pháp này có thể thay đổi theo thời gian khi biến thể mới xuất hiện hoặc bùng phát làn sóng lây nhiễm mới.

Do đó, việc biết tin người nổi tiếng mắc COVID-19 sẽ giống như lời nhắc nhở hữu ích đến cộng đồng rằng dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt dù chính quyền đã nới lỏng quy định đeo khẩu trang và số ca nhiễm đang giảm tại nhiều địa phương của Mỹ và trên thế giới.

Tương tự, với mỗi người dân, mặc dù tình trạng sức khỏe là vấn đề cá nhân, song khi điều này có thể ảnh hưởng đến người khác, mỗi người cần tự giác chia sẻ để cảnh báo những người xung quanh, góp phần giảm bớt những định kiến về việc mắc COVID-19.

Từng được coi là "lá chắn", giờ nhiều nước đang dần bỏ khẩu trang Từng được coi là 'lá chắn', giờ nhiều nước đang dần bỏ khẩu trang

TTO - Singapore là một trong những nước mới nhất bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời, tương tự các nước châu Âu như Pháp và Ba Lan. Lãnh đạo các hãng hàng không ở Mỹ đang thúc giục Tổng thống Biden bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay.

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên