10/06/2024 10:53 GMT+7

Chứng khoán tuần mới: VN-Index có vượt 1.300?

Fed sẽ cập nhật dự báo kinh tế và lãi suất của họ tại cuộc họp vào ngày 12-6 tới. Chuyên gia kỳ vọng Fed sẽ có đợt cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 9. Từ đó giảm áp lực tỉ giá vốn rất “căng" trong nước.

Thanh khoản chứng khoán đang cải thiện - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thanh khoản chứng khoán đang cải thiện - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chuyên gia cho biết diễn biến cuộc họp Fed trong tuần này với thông tin việc điều chỉnh lãi suất sẽ ảnh hưởng đáng kể tới thị trường chứng khoán trong nước.

Cổ phiếu "trà đá" đua nhau tăng giá

Ông Nguyễn Thành Trung - giám đốc tư vấn đầu tư Chứng khoán Thành Công - cho biết:

- Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên tuần qua xấp xỉ 1 tỉ USD (hơn 25.000 tỉ đồng). Dòng tiền là yếu tố hỗ trợ để thị trường vượt qua mốc quan trọng.

Khi mức trung bình 20 phiên dao động 20.000 - 25.000 tỉ đồng, xu hướng dòng tiền sẽ tương đối bền vững. Điểm cần lưu ý, dòng tiền đã và đang phân hóa mạnh.

Có ba xu hướng khá rõ thời gian qua. Thứ nhất, khi nhiều cổ phiếu doanh nghiệp tốt đã vượt đỉnh thời đại, dòng tiền sẽ dịch chuyển, tìm cơ hội ở nhóm khác. So sánh giá hiện tại với đỉnh cũ năm 2022, nhiều cổ phiếu vốn nhỏ đã giảm giá rất sâu, 40-50% so với đỉnh.

Ngoài ra, có những cổ phiếu lớn nhưng lâu rồi không tăng cũng được dòng tiền tìm đến. Một số cổ phiếu "trà đá" nhưng nội tại doanh nghiệp có sự phục hồi, thay đổi với triển vọng tốt hơn.

Thứ ba, cũng có xu hướng săn cổ phiếu Upcom, cổ phiếu nào chưa tăng giá thì được nhắm đến.

Tuần này có cuộc họp Fed để quyết định lãi suất trong tháng 9. Thị trường chứng khoán trong nước đang đeo đẳng áp lực tỉ giá. Việc Fed quyết định lãi suất như thế nào là thông tin quan trọng.

Việt Nam cũng sắp công bố GDP quý 2. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% cả năm 2024, kết quả quý 2 ra sao được trông chờ. Nếu quý 2 vẫn thấp thì Chính phủ sẽ có những giải pháp mạnh mẽ thúc đẩy hơn, trong đó có đầu tư công để đạt kế hoạch tăng trưởng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng có ước tính kết quả kinh doanh quý 2.

Hiện chúng tôi quan tâm 3 nhóm ngành với các câu chuyện khác nhau. Thứ nhất là xu hướng phục hồi kinh tế, thứ hai nhóm dẫn dắt là ngân hàng, thứ ba là nhóm tiện ích và tiêu dùng thiết yếu cho những nhà đầu tư mong muốn khoản đầu tư an toàn, ít rủi ro.

Tuần này, thị trường sẽ duy trì tích cực?

Ông Nguyễn Thế Minh - giám đốc khối nghiên cứu và phát triển khách hàng cá nhân Chứng khoán Yuanta Việt Nam - cho biết:

- Tuần vừa qua, dòng tiền lớn chưa thực sự quay trở lại, trong khi nhà đầu tư cũng phân tán sự chú ý sang nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, vừa và các cổ phiếu trên UPCoM. Đây đều không phải nhóm dẫn dắt thị trường.

Ngoài ra, khối ngoại vẫn bán ròng quyết liệt cũng là một yếu tố khiến thị trường vẫn chưa hết lo ngại. Nguyên cớ bán ròng của khối ngoại chủ yếu vẫn do chịu áp lực tỉ giá.

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Canada đã bắt đầu giảm lãi suất, nên nhiều khả năng Fed cũng không nằm ngoài xu hướng này. Khi đồng USD hạ nhiệt, có thể kỳ vọng khối ngoại quay lại mua ròng hoặc ít nhất giảm bán ròng.

Trong tuần này, thị trường cơ bản vẫn sẽ tích cực. Những sự phân hóa khá lớn khi nhóm các cổ phiếu nhỏ, vừa và UPCoM có thể được chốt lời sau thời gian tăng giá. Khi đó, dòng tiền có thể tìm cách quay lại với các cổ phiếu vốn hóa lớn. VN-Index nhiều khả năng vượt mốc 1.300 điểm và hướng đến 1.400 điểm năm nay.

* Ông Phạm Quang Chương - chuyên gia phân tích Chứng khoán Phú Hưng (PHS):

- Sắc xanh trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên ngày cuối tuần. Các cổ phiếu penny (vốn hóa nhỏ) giao dịch sôi động với nhiều mã tăng tốt. Độ rộng thị trường cho thấy số mã tăng điểm chiếm ưu thế.

Trong đó, nổi bật là một số nhóm như ngân hàng, phân bón, vận tải biển, thực phẩm đồ uống, hàng không, dược phẩm...

Về mặt kỹ thuật, VN-Index có phiên tăng điểm trở lại, tín hiệu tiếp tục xuất hiện giằng co kèm khối lượng thấp, vẫn đang cho thấy tín hiệu rung lắc ngắn hạn không tiêu cực, cơ hội để chỉ số phá đỉnh tháng 3 vẫn khá lớn, kỳ vọng sẽ xuất hiện phiên phá đỉnh trong tuần này.

Chiến lược chung có thể duy trì tỉ trọng cao, kỳ vọng sự phân hóa diễn ra, tập trung ở nhóm vốn hóa vừa; ưu tiên các cổ phiếu mạnh vượt đỉnh trước thị trường, như công nghệ, hàng không, nhiệt điện, bán lẻ, phân bón, dệt may, dầu khí, vận tải biển… hoặc các nhóm cổ phiếu tăng sau đang cải thiện dần sức mạnh tương đối, như xây dựng, bất động sản, khu công nghiệp, thép, chứng khoán, điện, bảo hiểm, nhựa...

Chứng khoán xoay Chứng khoán xoay 'chóng mặt': Có lúc mất 20 điểm, bất ngờ ở cuối phiên

Sau giờ nghỉ trưa, thị trường chứng khoán tăng biên độ giảm khi áp lực bán cao. VN-Index có lúc đánh mất 20 điểm, nhưng mau chóng lấy lại "phong độ" vào cuối phiên.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên