Sáng nay 11-1, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã ký bản báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát công tác tuyển dụng công chức, viên chức trên địa bàn TP Hà Nội năm 2012.
Lộ diện 12 cán bộ gian lận trong thi tuyển công chứcHà Nội: “chạy” vào công chức không dưới 100 triệu đồngThanh tra ngay vụ “chạy” công chức 100 triệu đồng
Phóng to |
Trước đó, ngày 7-12-2012, tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội, đại biểu Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội, đã công khai “mức giá sàn” để có cơ hội trở thành công chức thủ đô.
Ông cho biết: “Bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn chạy vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện... Nói đến đó là việc rất đau lòng của TP chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”.
Ông cũng thẳng thắn: “Xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền “chạy” của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng”.
Ngay sau thông tin do ông Trần Trọng Dực đưa ra, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Nội vụ và Hà Nội phải thanh tra, kiểm tra ngay hiện tượng “chạy” công chức 100 triệu đồng. Bộ Nội vụ đã yêu cầu UBND TP Hà Nội báo cáo nội dung này trước ngày 25-12-2012, đồng thời giao Vụ Công chức, viên chức phối hợp với Thanh tra bộ và Vụ Pháp chế tổ chức một nhóm công tác đến kiểm tra ngay việc tổ chức công tác tuyển dụng công chức đang được thực hiện ở Hà Nội để xác minh thông tin và báo cáo bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, đến ngày 11-1, UBND TP Hà Nội mới có báo cáo về nội dung này.
Cũng theo báo cáo của Hà Nội, trường hợp duy nhất xác định có liên quan đến việc “chạy” vào biên chế thực chất là một vụ lừa đảo.
Cụ thể, một người tên Nguyễn Thu Hằng (ở xã Dương Hà, huyện Gia Lâm) mạo danh là cán bộ của Sở Nội vụ Hà Nội, đứng ra nhận 280 triệu đồng của chị Phạm Thị Thơ (trú tại quận Hoàng Mai) và một số người khác để “chạy” quyết định vào làm giáo viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều.
Ngoài ra, báo cáo của UBND TP Hà Nội cũng thừa nhận trong quá trình kiểm tra và tự kiểm tra đã phát hiện khâu dễ xảy ra sai sót là khi lên điểm, vào điểm; khâu dễ xảy ra tiêu cực là khi thực hành giảng bài. Đặc biệt vẫn còn một số ít cán bộ, công chức, viên chức thiếu ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đạo đức nghề nghiệp, nể nang trong thực thi công vụ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận