22/09/2013 07:25 GMT+7

Chống tham nhũng: cơ quan công quyền phải đi đầu

Ông VŨ PHẠM QUYẾT THẮNG
Ông VŨ PHẠM QUYẾT THẮNG

TT - Ông Vũ Phạm Quyết Thắng, nguyên phó tổng Thanh tra Chính phủ, nhận định như vậy khi bàn về câu hỏi mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt ra mới đây: “Có tham nhũng trong lực lượng phòng chống tham nhũng không?”.

"Có tham nhũng trong lực lượng phòng chống tham nhũng không?”Chống tham nhũng cứ luẩn quẩn “Làm quan chức mà giàu lên bất ngờ chính là tham nhũng” Nhiều dấu hiệu bỏ lọt tội phạm tham nhũng

pV8IW4ag.jpgPhóng to
Ông Vũ Phạm Quyết Thắng - Ảnh: Việt Dũng

Ông Thắng nói: “Tôi nghĩ rằng Chủ tịch Quốc hội hiểu rõ những vấn đề này và ông nên cùng các cơ quan chức năng thảo luận, chỉ đạo nên làm như thế này, cần làm như thế này để phòng chống tham nhũng hiệu quả, cho người dân được hạnh phúc”.

Chỉ đạo thống nhất nhưng kết quả khiêm tốn

"Cụ nội tôi, tam nguyên thám hoa Vũ Phạm Hàm, trong bài Văn sách thi đình khi nói về tệ tham nhũng có viết: “Thần xin bệ hạ khuyên răn các quan đừng coi dân là cá thịt”. Nếu còn coi dân là cá thịt thì sẽ còn tham nhũng"

Chống tham nhũng đầu tiên phải nói đến chống tham nhũng trong cơ quan công quyền. Các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ chống tham nhũng phải rà soát, kiểm tra từ đây chứ đừng nói chung chung là nhân dân tham gia chống tham nhũng. Thanh tra Chính phủ (TTCP) là cơ quan có nhiệm vụ thực thi phòng chống tham nhũng. Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội trong một phiên điều trần của TTCP trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hỏi trong cơ quan chống tham nhũng có tham nhũng không? Câu trả lời là trong TTCP cũng có vụ việc tham nhũng. Bằng chứng là đã có một số cán bộ của TTCP rơi vào vòng lao lý vì tham nhũng, hối lộ và vừa rồi lại có cán bộ bị xử lý vì tiếp tay cho việc làm ăn sai trái ở Khánh Hòa.

Thật ra Chủ tịch Quốc hội không cần hỏi như vậy và cơ quan thanh tra cũng không cần phải trả lời câu hỏi này. Hơn ai hết khi ông là bộ trưởng Bộ Tài chính, rồi sau là phó thủ tướng phụ trách tài chính, ông thừa biết trong các cơ quan công quyền có hay không có tham nhũng, mức độ ra sao, phát hiện thế nào và xử lý được mấy phần trăm, phần nghìn vụ việc...

Nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phổ biến, nhưng thực tế khi xử lý thì lại theo nhiều tầng nấc, có vụ việc “đánh rắn không giập đầu”. Tư tưởng và sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ nêu ra trên công luận là thống nhất trong phòng chống tham nhũng nhưng kết quả cuối cùng chống tham nhũng vẫn còn khiêm tốn.

Còn khiếu nại, tố cáo là còn mừng

Qua xem xét các vụ việc cho thấy dân chúng đi khiếu nại tố cáo kéo dài nhiều ngày, nhiều vụ việc về tham nhũng tại địa phương họ sinh sống. Trong các vụ việc đó có cái dân đúng, có cái dân sai... Bác Hồ đã nói “Đồng bào có oan mới đi khiếu kiện, có không hiểu luật pháp mới đi khiếu kiện”.

Như vậy, rõ ràng ở đâu vai trò của Đảng, chính quyền yếu kém, thiếu gương mẫu, mất dân chủ với dân, vụ lợi hoặc trình độ năng lực làm việc yếu kém để dân không hiểu luật pháp, không tin vào cơ quan chính quyền thì khiếu kiện, lộn xộn từ địa phương lên tỉnh, lên trung ương sẽ diễn ra. Điều này là do cán bộ, tổ chức đảng, chính quyền ở đấy yếu kém nên dẫn đến phòng chống tham nhũng thiếu hiệu quả.

Tôi nghĩ cũng còn mừng khi dân đến các cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương khiếu kiện vì có nghĩa là dân còn tin, còn hi vọng ở đâu đó sẽ gặp được các vị lãnh đạo liêm chính thấu hiểu lòng dân, xử lý vụ việc có tình có lý. Dân mà không đòi đến các cơ quan Đảng, Chính phủ ở trung ương để tố cáo vụ việc này, vụ việc kia nữa thì sẽ là vấn đề khác.

Càng bớt được tham nhũng người dân càng được nhờ

Để công tác phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì chính cơ quan công quyền phải là cơ quan đi đầu trong phòng chống tham nhũng và phải tẩy rửa sạch mình. Tuy nhiên, có tẩy rửa được hết không thì thực tế không thể sạch sẽ được hết mà chỉ một phần, chỉ bớt dần là tốt rồi. Bớt được càng nhiều tham nhũng thì người dân càng được nhờ. Muốn được như vậy phải làm người làm trong cơ quan công quyền không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng. Không thể tham nhũng vì hệ thống pháp luật chặt chẽ, cơ chế quản lý điều hành thống nhất. Không dám tham nhũng vì các hành vi tham nhũng được xử lý nghiêm minh, không trừ một ngoại lệ nào. Không muốn tham nhũng vì những công bộc của dân được đãi ngộ đủ để không đến nỗi “túng làm càn”.

Ông VŨ PHẠM QUYẾT THẮNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên