GS. Nguyễn Tấn Phát - Ảnh: Hoàng Điệp |
Nói về việc các đại biểu quốc hội cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn và sự nhiệt tình của mình trước mọi diễn biến quá nhanh của xã hội, GS Nguyễn Tấn Phát (ĐBQH khóa VIII. IX) cho rằng hoàn toàn có cơ sở để người dân nói rằng “làm quan chức mà giàu lên bất ngờ chính là tham nhũng”.
Lý do, theo ông Phát hiện nay có rất nhiều cách thức tham nhũng khác nhau mà nếu các đại biểu không nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật theo kịp với đời sống xã hội thì rất khó bắt được.
Ông Phát cũng dẫn chứng câu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu mấy hôm trước làm nóng tất cả các trang thông tin và truyền thống: “Ăn của dân không từ một cái gì” và khẳng định thông tin này thể hiện bà giám sát đời sống người dân rất kỹ. “Nhưng phát hiện ra rồi thì cần có đủ năng lực để đưa ra ánh sáng, và giám sát cả quá trình giải quyết xem ra sao”.
Đồng ý với quan điểm của giáo sư Phát, bà Nguyễn Thị Lập Quốc (ĐBQH khóa X) cũng cho rằng cần phải nâng cao hơn nữa số lượng đại biểu chuyên trách, cần phải có các chuyên gia giúp sức các ĐBQH kết quả giám sát của Quốc hội mới cao. Thậm chí, bà Nguyễn Thị Lập Quốc còn đề xuất nên có chương trình đào tạo đại biểu chuyên trách cho đoàn đại biểu Quốc hội.
Hoàn thiện luật pháp, nâng cao giám sát sau chất vấn
Nặng lòng với vấn đề hoàn thiện luật pháp, GS. Anh hùng Lao động Trần Đông A cho rằng để phát triển được thì cần phải hoàn thiện về mặt luật pháp.
Dẫn chứng việc Quốc hội còn phải xây dựng nhiều bộ luật cho phù hợp với đời sống, giáo sư Trần Đông A nói: "Trước đây, nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng, Việt Nam cần phải có đến 300 bộ luật. Và để hoàn thiện các Bộ luật này cần phải hủy bỏ nhiều văn bản dưới luật khác là việc đương nhiên”.
Ông cho biết thêm: “Trong 5 năm Trung Quốc hủy bỏ 500.000 văn bản không phù hợp, trong 1 năm Hàn Quốc hủy bỏ 11.000 văn bản không phù hợp bởi việc hủy bỏ các văn bản này là cần thiết”.
Một trong những nội dung quan trọng của buổi góp ý chính là việc thực hiện quyền giám sát của Đại biểu quốc hội phần sau chất vấn. Than phiền về hiệu quả của những đề xuất của đại biểu Quốc hội không được các cơ quan chức năng giải quyết, ông Nguyễn Phước Long, đại biểu quốc hội đương nhiệm dẫn chứng thực trạng trẻ em bị đuối nước, bị xâm hại tình dục, bị hành hạ... mà ĐBQH nêu không biết bao nhiêu lần trong cả chục năm qua nhưng vẫn không được giải quyết.
“Trẻ em là đối tượng mua bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay nhưng vấn đề y tế học đường thậm chí không được đầu tư, ngoại thành bị bỏ rơi hoàn toàn”. Ông Long nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận