Các hãng hàng không triển khai thực hiện và báo cáo Cục hàng không trước ngày 30-1-2017.
Cục hàng không đưa ra đề nghị trên là do mật độ khai thác bay tiếp tục tăng cao, đặc biệt là tăng chuyến và mở mới các đường bay nội địa. Số lượng máy bay của các hãng hàng không Việt Nam ngày càng nhiều, gây áp lực rất lớn lên kết cấu hạ tầng hàng không, đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 57 chỗ đậu máy bay phục vụ các hãng hàng không trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, theo Cục hàng không, số lượng máy bay các hãng hàng không Việt Nam đậu qua đêm tại sân bay Tân Sơn Nhất thường cao hơn số lượng được sân bay điều phối.
Với sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng không Việt Nam, số lượng máy bay của các hãng hàng không Việt Nam tăng mạnh trong năm 2016.
Hiện tại, đội máy bay của các hãng Việt Nam là 147 chiếc, tăng 14 chiếc so năm 2015. Đến hết năm 2016, các hãng hàng không Việt Nam dự kiến sẽ nhận thêm 5 máy bay.
Theo dự thảo chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không và đội máy bay dân dụng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 do Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ GTVT, nếu đầu tư khoảng 70 ngàn tỉ đồng phát triển hệ thống đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ, máy bay, nhà ga hành khách đến năm 2020, các cảng hàng không được các hãng hàng không Việt Nam chọn làm căn cứ (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Cát Bi) chỉ đáp ứng được 259 vị trí đậu qua đêm.
Trừ số chỗ đậu cho các hãng hàng không quốc tế, số lượng chỗ còn lại chỉ đáp ứng được đội bay 230 chiếc nếu các hãng hàng không Việt Nam đều chọn 5 sân bay trên làm sân bay căn cứ.
Với tổng đội bay theo kế hoạch phát triển của các hãng tới năm 2020 là 263 chiếc, sẽ vượt 33 chiếc so với khả năng đáp ứng chỗ đậu cho 230 máy bay tại 5 sân bay trên.
Vì vậy, Cục hàng không khuyến cáo các hãng hàng không bố trí đậu máy bay qua đêm ở các cảng hàng không khác ngoài 5 cảng hàng không căn cứ nói trên để phù hợp với kế hoạch phát triển đội bay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận