Cảnh sát chống bạo động của Indonesia giải tán những người biểu tình bạo lực trên phố Tanah Abang ngày 22-5. Thị trưởng Jakarta, ông Anies Baswedan, cho biết 6 người đã thiệt mạng và 200 người khác bị thương - Ảnh: REUTERS
Tuyên bố đưa ra ngày 22-5 trong bối cảnh đã có ít nhất 6 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương trong các cuộc biểu tình biến thành bạo loạn xảy ra ở thủ đô Jakarta, sau khi Ủy ban Bầu cử Indonesia (KPU) công bố kết quả bầu cử tổng thống.
Theo Hãng tin Reuters, phát biểu với báo giới, Tổng thống Joko Widodo khẳng định Indonesia sẽ không để các đối tượng chống phá đất nước, đồng thời nhấn mạnh quân đội và cảnh sát sẽ tiến hành các biện pháp cứng rắn theo đúng luật định.
Chính phủ Indonesia cũng đã tạm thời hạn chế quyền truy cập vào phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, các ứng dụng tin nhắn… để ngăn chặn việc lan truyền các thông tin sai lệch.
Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Rudiantara nhấn mạnh các tính năng bị chặn bao gồm việc chia sẻ video và hình ảnh trực tuyến trên các ứng dụng phổ biến tại Indonesia, trong đó có WhatsApp, Facebook, Instagram và Twitter.
Bộ trưởng Điều phối chính trị và an ninh Wiranto xác nhận các vụ bạo loạn đêm 21-5 và rạng sáng 22-5 do một số đối tượng đến từ các khu vực bên ngoài Jakarta tiến hành. Theo ông, các nhóm đối tượng này không phải là những người biểu tình đơn thuần mà là "những phần tử côn đồ, lưu manh", được trả tiền để thực hiện các vụ gây rối - Ảnh: REUTERS
Một người biểu tình trước Cơ quan Giám sát bầu cử (Bawaslu) tại thủ đô Jakarta sử dụng bộ đàm trong cuộc tụ tập ngày 22-5. Chính quyền Jakarta cho rằng các vụ bạo loạn đã được lên kế hoạch và chuẩn bị hết sức tinh vi nhằm gây ra những tình huống phức tạp, đổ lỗi cho cảnh sát đàn áp đám đông, từ đó kích động biểu tình, bạo loạn quy mô lớn - Ảnh: REUTERS
Cảnh sát quốc gia Indonesia đã bác bỏ thông tin trên các trang mạng về một đám đông người biểu tình phát hiện cảnh sát mang theo súng và nhiều đạn thật khi xảy ra xô xát. Cảnh sát quốc gia Indonesia cho biết chỉ sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông, tuyệt đối không sử dụng đạn thật để bắn vào người biểu tình. Rất có thể đây là các thông tin giả mạo nhằm đổ lỗi cho chính quyền đàn áp người biểu tình và kích động bạo loạn, do đó cảnh sát đang điều tra và làm rõ - Ảnh: REUTERS
Chính quyền Jakarta cho rằng các vụ bạo loạn đã được lên kế hoạch và chuẩn bị hết sức tinh vi nhằm gây ra những tình huống phức tạp, đổ lỗi cho cảnh sát đàn áp đám đông, từ đó kích động biểu tình, bạo loạn quy mô lớn. Hiện cảnh sát Indonesia đã xác định được kẻ chủ mưu và đang tiến hành truy xét. Vào ngày 21-5, liên danh Prabowo Subianto - Sandiaga, cựu tướng quân đội và thành viên đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) không chấp nhận kết quả kiểm phiếu cuối cùng và tuyên bố sẽ huy động các cuộc biểu tình rầm rộ cũng như đệ đơn khiếu kiện lên Tòa án Hiến pháp - Ảnh: REUTERS
Người biểu tình đã tập trung đông tại khu vực xung quanh Văn phòng Trung tâm Jakarta thuộc Cơ quan Giám sát bầu cử (Bawaslu) ở thủ đô Jakarta ngày 22-5. Hiện Tòa án Hiến pháp đã cho thời hạn 3 ngày để các bên không chấp nhận kết quả bầu cử có thể đệ trình khiếu kiện. Nếu không có, ngày 24-5 Ủy ban Bầu cử Indonesia (KPU) sẽ chính thức tuyên bố người thắng cử. Trong trường hợp có khiếu nại thì kết quả sẽ được công bố sau khi có kết luận của Tòa án Hiến pháp - Ảnh: REUTERS
Người biểu tình đối mặt cảnh sát ở khu Thamrin thuộc thủ đô Jakarata lúc rạng sáng 22-5. Người phát ngôn Cảnh sát Indonesia xác nhận cảnh sát Indonesia đã bắt giữ hơn 20 phần tử bị cáo buộc đứng sau kích động đám đông gây rối, bạo loạn - Ảnh: REUTERS
Binh sĩ quân đội được huy động bảo vệ Văn phòng Trung tâm Jakarta thuộc Cơ quan Giám sát bầu cử (Bawaslu) ở thủ đô Jakarta ngày 22-5. Chính quyền Indonesia cho biết đã điều động 40.000 cảnh sát và nhân viên quân đội đang làm nhiệm vụ trên khắp Jakarta trong nỗ lực duy trì an ninh - Ảnh: REUTERS
Theo cảnh sát Indonesia, các cuộc biểu tình bắt đầu một cách ôn hòa nhưng sau đó đã trở nên dữ dội, đặt biệt là vào tối 21-5, buộc cảnh sát phải bắn hơi cay để giải tán đám đông. Trong ảnh: người biểu tình đối mặt lực lượng cảnh sát bảo vệ ở văn phòng Cơ quan Giám sát bầu cử Trung Sulawesi tại thành phố Palu ngày 22-5 - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận