09/02/2012 13:59 GMT+7

Chiều cao khiêm tốn, có nên chuyển nghề?

NGUYỄN TRUNG THÀNH (trưởng văn phòng Công ty CP đầu tư & phát triển Sacom)
NGUYỄN TRUNG THÀNH (trưởng văn phòng Công ty CP đầu tư & phát triển Sacom)

TTO - * Em sinh năm 1990, tốt nghiệp một trường CĐ tại TP.HCM ngành tài chính - ngân hàng (xếp loại trung bình-khá) hệ trung cấp.

xu4IsRzU.jpgPhóng to
Ảnh: thanhnien.com.vn
TTO - * Em sinh năm 1990, tốt nghiệp một trường CĐ tại TP.HCM ngành tài chính - ngân hàng (xếp loại trung bình-khá) hệ trung cấp.

Hiện em đang băn khoăn về tương lai nghề nghiệp vì chiều cao thấp (em chỉ cao 1,49m, một bất lợi lớn khi theo ngành tài chính - ngân hàng), năng lực và các kỹ năng khác ở mức trung bình.

Em muốn hỏi nếu em tiếp tục học liên thông lên bậc cao hơn thì khả năng xin được việc và tồn tại trong ngành có cao hơn không? Hay em nên chuyển sang học một ngành kỹ thuật không đòi hỏi nhiều về chiều cao (khả năng và sự yêu thích của em ở khối ngành kỹ thuật và kinh tế là như nhau).

(em lavisao...@yahoo.com)

- Chào bạn. Hiện nay bạn đã 23 tuổi, nên bạn cần xác định rõ định hướng nghề nghiệp (ngành kỹ thuật hay ngành kinh tế) trước khi quyết định thay đổi sang ngành kỹ thuật hay tiếp tục học liên thông lên hệ cao đẳng/đại học.

Nếu chuyển sang ngành kỹ thuật hoặc học liên thông, bạn sẽ cần ít nhất 2-3 năm để hoàn tất chương trình (tốt nghiệp khoảng 26 tuổi). Do đó, bạn phải tự quyết định định hướng nghề nghiệp của bản thân: thay đổi sang ngành kỹ thuật hoặc tiếp tục học lên cao đẳng/đại học hoặc xin việc, sau đó tiếp tục học. Đồng thời việc này cũng tùy thuộc kinh phí của bạn.

Khi tuyển dụng, một số doanh nghiệp sẽ xem xét và thu thập một số thông tin liên quan đến quá trình đào tạo của bạn: tại sao 26 tuổi mới hoàn tất chương trình học hoặc tại sao bạn đang học ngành kinh tế lại chuyển sang học ngành kỹ thuật… Do đó, bạn cần có sự chuẩn bị trước khi đưa ra quyết định.

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị lựa chọn về nghề (kế toán viên, thống kê, nhân viên kỹ thuật…) và loại hình doanh nghiệp (sản xuất, thương mại, dịch vụ, ngân hàng…) mà bạn dự kiến ứng tuyển.

Khi đã chọn nghề và loại hình doanh nghiệp, bạn nên có sự chuẩn bị cho lựa chọn của mình: kiểm tra kiến thức đã học; kiến thức, kỹ năng cần thiết; vận dụng kiến thức vào công việc như thế nào; vận dụng kiến thức vào công việc tại một doanh nghiệp cụ thể như thế nào; sự hiểu biết của bạn về công việc bạn đang dự kiến ứng tuyển; sự hiểu biết của bạn về doanh nghiệp...

Theo tôi thấy, bạn đã tự nhìn nhận một số khiếm khuyết của bản thân (chiều cao, học lực, chứng chỉ phụ, năng lực và các kỹ năng), vậy bạn hãy tự đề ra kế hoạch để khắc phục những khiếm khuyết đó (Tại sao học lực bản thân trung bình-khá; Bạn làm gì, làm như thế nào để nâng cao kiến thức? Để có thể xin việc ở lĩnh vực này thì bạn cần kỹ năng, khả năng gì (vi tính, tiếng Anh…)? Làm thế nào để có những kỹ năng đó?)...

Đồng thời khi đi xin việc, bạn nên chuẩn bị hồ sơ xin việc thật kỹ cho từng doanh nghiệp cũng như chuẩn bị kỹ thông tin về bản thân, kiến thức, thông tin về doanh nghiệp… khi được mời phỏng vấn. Sau mỗi lần ứng tuyển không thành công, bạn hãy suy nghĩ tại sao mình không thành công để có những điều chỉnh cho lần sau. Về hồ sơ xin việc, bạn có thể tham khảo một số mẫu trên các website về việc làm.

Riêng về chiều cao, trên thực tế có nhiều lĩnh vực, công ty không đặt nặng vấn đề chiều cao và ngoại hình (trừ một số công ty cần nhân viên có ngoại hình ở khâu đối ngoại). Do vậy bạn nên tự tin vào năng lực của bản thân khi đi xin việc chứ không nên đắn đo về chiều cao hay mối quan hệ cá nhân.

Chúc bạn thành công!

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

NGUYỄN TRUNG THÀNH (trưởng văn phòng Công ty CP đầu tư & phát triển Sacom)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên