Thứ 5, ngày 18 tháng 8 năm 2022
Châu chấu từ Trung Quốc sang Việt Nam phá hoại là loại châu chấu gì?
TTO - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết loại châu chấu từ Trung Quốc sang là châu chấu tre lưng vàng, còn châu chấu sa mạc chưa xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam.

Châu chấu từ Trung Quốc sang phá hoại là châu chấu tre lưng vàng - Ảnh: Cục Bảo vệ thực vật
Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo Thủ tướng về tình hình châu chấu tre lưng vàng và châu chấu sa mạc. Theo Bộ NN&PTNT, châu chấu tre lưng vàng đã gây hại chủ yếu tại 8 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh và Thanh Hóa.
Diện tích nhiễm châu chấu tre lưng vàng gây hại từ đầu năm đến nay là 277ha (thấp hơn 566,3ha so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu trên tre luồng và một phần nhỏ diện tích cây nông nghiệp (ngô).
Thời gian từ tháng 6 đến tháng 7, châu chấu tre lưng vàng có hiện tượng di trú từ Trung Quốc, Lào vào Việt Nam.
Đầu tháng 6-2020, châu chấu tre lưng vàng di trú từ Lào sang địa bàn tỉnh Thanh Hóa và từ ngày 20-7 di trú từ Trung Quốc sang Điện Biên, diện tích nhiễm khoảng 60ha nhưng đến ngày 23-7 không còn châu chấu do chúng bay trở lại Trung Quốc.
Bộ NN&PTNT cho biết đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật cùng các địa phương thường xuyên nắm chắc tình hình phát sinh gây hại của loài châu chấu này để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Trong thời gian qua, hầu hết các địa phương đã chủ động công tác điều tra phát hiện và phòng trừ hiệu quả, không để gây hại trên diện rộng, nhất là các địa phương giáp biên giới tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung Quốc, Lào để nắm bắt thông tin và hợp tác trong việc phối hợp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng.
Đối với châu chấu sa mạc, thời gian qua Bộ NN&PTNT tiếp tục hợp tác, trao đổi thông tin với Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng như phía Trung Quốc để theo dõi tình hình châu chấu sa mạc trên thế giới.
Đến nay châu chấu sa mạc vẫn phát sinh, gây hại ở các nước khu vực Đông Phi (Kenya, Ethiopia, Somalia…), bán đảo Ả Rập (Saudi Arabia, Yemen, Oman…) và Tây Á (Ấn Độ, Pakistan, Iran…) và đang có xu hướng giảm mật độ vì chúng quay về nơi sinh sản hằng năm.
Diện tích châu chấu sa mạc gây hại ở các nước nói trên lên tới gần 400.000ha cây trồng nông lâm nghiệp và đồng cỏ.
Bộ NN&PTNT khẳng định cho đến nay châu chấu sa mạc chưa xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, nhằm chuẩn bị sẵn sàng công tác phòng chống châu chấu sa mạc, Bộ NN&PTNT tiếp tục giao Cục Bảo vệ thực vật làm việc để Cục Cứu hộ - cứu nạn (Bộ Quốc phòng) nắm rõ đặc điểm hình thái, sinh học và tập tính cơ bản của châu chấu sa mạc.
Phối hợp xây dựng phương án thử nghiệm máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật (3 máy bay có người lái và nhiều máy bay không người lái), phương án diễn tập phun trừ châu chấu...
-
TTO - Nguồn tin quan chức tiết lộ Ukraine đứng sau 3 vụ nổ tại Crimea; WHO cảnh báo đậu mùa khỉ có thể lây cho chó; Đài Loan tuyên bố nghị sĩ nhiều nước muốn đến thăm... là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 18-8.
-
TTO - Chiều 17-8, TP.HCM tổ chức họp báo công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường. Qua đó, các cá nhân và tổ chức có thể truy cập vào để xem các dữ liệu cần thiết như: dữ liệu bản đồ nền địa lý TP, quy hoạch sử dụng đất...
-
TTO - Thị trường hiện nay xuất hiện tràn lan các loại thuốc nhuộm tóc, từ loại giá rẻ cho đến loại đắt đỏ, muốn loại nào có loại đó, nhưng cái giá kèm theo là nguy cơ dị ứng, nấm da đầu, thậm chí là ngộ độc toàn thân.
-
TTO - Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra cáo trạng truy tố Trần Thanh Hải, 34 tuổi, về các tội “giết người”, “hủy hoại tài sản”. Nguyên nhân sâu xa của vụ án là bởi tranh chấp đất, nguyên nhân trực tiếp là từ chuyện đòi lại chiếc áo.
-
TTO - Lực lượng công an đã triệt phá nhiều tổ chức "tín dụng đen" cho vay qua app. TAND tối cao cũng đã ban hành nghị quyết "trị tội" tín dụng đen, nhưng xem ra việc xử lý các băng nhóm không phải là biện pháp "gốc rễ" triệt tiêu loại tội phạm này.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận