
Có quá nhiều nhân vật đặc biệt xuất hiện tại lễ trao giải thưởng và học bổng Chắp cánh ước mơ. Không chỉ những người giao lưu trên sân khấu, mà ngay hàng ghế bên dưới cũng đều là những hoàn cảnh bi kịch không kém.

Ngày 10-7, tại Gia Lai, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh Đoàn 5 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và các nhà tài trợ trao tặng học bổng cho 100 học sinh THCS và THPT vượt khó trong chương trình Chắp cánh ước mơ.

Sáng 10-7, gần 100 học sinh 5 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đã tề tựu về Trung tâm Hội nghị tỉnh Gia Lai (phường Quy Nhơn, Gia Lai) tham dự lễ trao học bổng và trao giải thưởng Chắp cánh ước mơ.

Đọc xong tất cả bài viết tham dự chương trình, tôi dường như nhìn thấy bức tranh rất đặc biệt có nền đen thẫm như đêm tối mịt mùng. Nhưng trên bức tranh ấy, chỗ nọ chỗ kia nổi lên những vệt trắng sáng lồng lộng, lung linh...

Đằng sau mỗi câu chuyện của các cô cậu học trò gửi đến chương trình học bổng - giải thưởng Chắp cánh ước mơ 2025 là cả tấm lòng.

Một năm sau khi lên TP.HCM học đại học, Nguyễn Thị Kim Thảo đang làm việc ca đêm tại một cửa hàng tiện lợi ở quận Bình Thạnh.

Mông Thị Yến Vy - ở cao nguyên Lâm Đồng, còn Nguyễn Trần Tuyết Lê - vùng nắng gió Ninh Thuận có niềm yêu thích đặc biệt với môn văn.

Suốt ba năm giảng dạy và đồng hành cùng Trường THPT dân tộc nội trú N'Trang Lơng (Đắk Lắk), có nhiều học trò khiến tôi nhớ mãi về sự kiên cường, nghị lực vững vàng so với tuổi của các bạn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ giới thiệu câu chuyện của hai nam sinh quê Khánh Hòa mà đôi lúc nhiều người tự hỏi nghị lực nào để các bạn có thể trụ vững trên đôi chân tuổi mới lớn như thế.

Hai cô nữ sinh THPT tại phố núi Gia Lai đang đứng trước rất nhiều chông gai của cuộc đời. Người mồ côi, người còn cha mẹ đủ đầy song lại mang trọng bệnh nên con đường phía trước vốn đã không dễ dàng gì lại càng chông gai.

Giữa cuộc sống thiếu thốn, Nguyễn Võ Sơn Hải vẫn nung nấu ước mơ trở thành bác sĩ dù biết chặng đường sẽ lắm gian truân.

Hai học trò đất võ là bạn học cùng lớp, cùng trường tại Bình Định lớn lên trong cảnh mồ côi và nỗ lực từng ngày để theo đuổi giấc mơ đến trường.

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Căn bệnh viêm tủy sống đến bất ngờ vào năm 4 tuổi khiến Tô Phương Bắc, cậu học sinh lớp 8D3 Trường THCS Bờ Y (tỉnh Kon Tum) bị bại liệt cả hai chân.

Tôi đã từng gặp nhiều bạn học sinh vượt khó, hiếu học, song Nguyễn Ngọc Tường Vy, cô học trò nhỏ đất võ Bình Định để lại trong tôi nhiều ấn tượng đặc biệt.

Trước ngưỡng cửa vào đời, cô nữ sinh Ksơr Hờ Hơn tâm sự rất muốn được học tiếp để trở thành cô giáo nhưng nhà nghèo quá, không biết phải làm cách nào. Giọt nước mắt cùng lời tâm sự của cô học trò khiến tôi lặng người.

Ngày bố mẹ chia tay, 3 chị em Diệu Anh về ở với bà ngoại, trong lời xì xầm 'đám nuôi báo cô vô tích sự' của họ hàng. Nay, cô đã là niềm tự hào trong bài viết của cô giáo chủ nhiệm gửi chương trình học bổng Chắp cánh ước mơ.

Chương trình học bổng - giải thưởng Chắp cánh ước mơ 2025 đã chính thức được báo Tuổi Trẻ cùng Trường ĐH Văn Hiến phát động, đang nhận bài giới thiệu ứng viên.

Điểm đặc biệt của chương trình học bổng Chắp cánh ước mơ là dành cho học sinh THCS và THPT, được chính bạn bè, thầy cô trong lớp, trường hoặc bạn đọc báo Tuổi Trẻ phát hiện và giới thiệu

100 suất học bổng và các giải thưởng của chương trình "Chắp cánh ước mơ đã được báo Tuổi Trẻ trao đến học sinh và các tác giả của 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 17-7.