03/02/2023 22:04 GMT+7

Chân dung nhà thơ, nhà văn Việt Nam qua tranh họa sĩ Lê Sa Long

Nhân Ngày thơ Việt Nam 2023, họa sĩ Lê Sa Long công bố bộ tranh 'Chân dung những người cầm bút' vẽ chân dung các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học Việt Nam.

Chân dung nhà thơ, nhà văn Việt Nam qua tranh họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 1.

Họa sĩ Lê Sa Long (bìa phải) trao bức tranh chân dung cho nhà thơ Hoài Vũ - Ảnh: NVCC

Họa sĩ Lê Sa Long cho biết anh bắt đầu vẽ bộ tranh "Chân dung những người cầm bút" từ năm 2021. Tính đến nay, họa sĩ đã vẽ hơn 20 chân dung nhà thơ, nhà văn.

Đó là chân dung nhạc sĩ - nhà thơ Văn Cao, nhà thơ Hữu Loan, Thanh Tùng, Nguyễn Duy, Hoài Vũ, Du Tử Lê, Lê Thị Kim, Nguyễn Việt Chiến, Phan Hoàng, Ý Nhi…

Hay như nhà thơ Lữ Mai (báo Nhân Dân), nhà thơ Trần Tuấn (trưởng đại diện báo Tiền Phong khu vực miền Trung), nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm (tổng biên tập tạp chí Non Nước Đà Nẵng)…

Ngoài ra còn có chân dung nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Bích Thúy (tạp chí Văn Nghệ Quân Đội), Trần Nhã Thụy, Nguyễn Trí… và nhà văn Trịnh Bích Ngân - chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM.

Họa sĩ Lê Sa Long nói với Tuổi Trẻ Online: "Tôi vẽ chân dung các nhà thơ, nhà văn để tri ân họ vì đã mang lại sự phong phú và giàu có cho tiếng Việt, định hướng lý tưởng cho tuổi trẻ. 

Trong hai năm tới, tôi sẽ hoàn thành vẽ 100 bức chân dung về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà".

Chân dung nhà thơ, nhà văn Việt Nam qua tranh họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 3.

Nhà thơ - nhạc sĩ Văn Cao

Chân dung nhà thơ, nhà văn Việt Nam qua tranh họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 4.

Nhà thơ Thanh Tùng

Chân dung nhà thơ, nhà văn Việt Nam qua tranh họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 5.

Nhà thơ Nguyễn Duy

Chân dung nhà thơ, nhà văn Việt Nam qua tranh họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 6.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Các bức tranh chân dung nhà thơ, nhà văn được họa sĩ Lê Sa Long vẽ bằng nhiều chất liệu như: chì than, pastel, màu nước, sơn dầu… Về kích thước, tranh anh vẽ có khổ lớn từ 60 x 80cm trở lên.

Họa sĩ Lê Sa Long cho biết có nhiều nhà thơ, nhà văn anh vẽ chân dung nhưng chưa từng gặp ở ngoài đời thường. Phần lớn, anh biết các nhà thơ, nhà văn qua các tác phẩm của họ, thấy trên báo, đài... nhưng họa sĩ cảm nhận được tâm hồn, tinh thần qua từng câu chữ nên vẽ nên.

Trước đó, họa sĩ Lê Sa Long gây ấn tượng với bộ tranh Sài Gòn mùa giãn cách, Khẩu trang và người nổi tiếng...

Chân dung nhà thơ, nhà văn Việt Nam qua tranh họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 7.

Nhà thơ Ý Nhi

Chân dung nhà thơ, nhà văn Việt Nam qua tranh họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 8.

Nhà văn Trịnh Bích Ngân

Ngày thơ Việt Nam 2023 có chủ đề Khát vọng phương Nam sẽ diễn ra trong hai ngày 4 và 5-2 tại Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM (quận 3, TP.HCM). Hoạt động này do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.

Ngày 4-2 (ngày 14 tháng giêng) gồm các hoạt động: tọa đàm "Dòng thơ giữa phố" bàn về sức sống thi ca ở đô thị, giá trị thơ nuôi dưỡng tâm hồn con người trong không gian đô thị; 24 câu lạc bộ tham gia dựng 28 lều thơ, các câu lạc bộ tham gia trình diễn thơ…

Ngày 5-2 (ngày 15 tháng giêng, chương trình chính của ngày thơ): Khai mạc Ngày thơ Việt Nam, phát giải cuộc thi bút ký "Những hy sinh thầm lặng", đọc thơ của các nhà thơ, họa sĩ Lê Sa Long vẽ chân dung tặng nhà thơ, báo cáo tổng kết ngày thơ...

Kim Cương, Quyền Linh, Lê Sa Long... hiến tặng hiện vật, tranh cho bảo tàngKim Cương, Quyền Linh, Lê Sa Long... hiến tặng hiện vật, tranh cho bảo tàng

TTO - Sáng 14-4, tại TP.HCM, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức tiếp nhận hiện vật hiến tặng cho Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên