Bàn về việc đầu tư cho sức khỏe trong thời buổi "thắt lưng buộc bụng" hiện nay, chuyên gia kinh tế, nhà báo Vũ Kim Hạnh và doanh nhân Thái Vân Linh (Shark Linh) đều nhấn mạnh, dù trong bối cảnh kinh tế như thế nào thì cũng nên chi tiêu hợp lý để đầu tư cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trái tim.
Chuyên gia kinh tế, nhà báo Vũ Kim Hạnh kể lại buổi gặp nhóm bạn của mình là những người phụ trách việc bán hàng. Tại đây họ trao đổi nhiều thông tin xung quanh những biến động của thị trường, có hai xu hướng nổi bật: người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu, chuyển sang lựa chọn sản phẩm giảm giá hay cùng loại nhưng có giá rẻ hơn.
Và sau đại dịch COVID-19, ai cũng quan tâm việc giữ gìn sức khỏe và thấy sức khỏe là tài sản đáng quý nhất. Do đó, để cân bằng, chuyên gia đưa ra lời khuyên khi mua sắm với từng loại sản phẩm, người tiêu dùng nên chú ý xác định quan điểm của mình.
Chẳng hạn, với hàng phi thực phẩm như xà bông, dầu gội đầu, nước rửa chén, đồ trang trí nhà cửa,... người tiêu dùng có thể chọn hàng giá mềm để tiết kiệm, miễn chất lượng ở mức chấp nhận được và ổn định.
Nhưng với thực phẩm hay nguyên liệu chế biến - tức những thứ trực tiếp ăn vào người, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của cả gia đình, đặc biệt là sức khỏe trái tim thì không nên chọn những sản phẩm giá rẻ, không đảm bảo chất lượng.
"Làm trái nguyên tắc chi tiêu này là chúng ta đang "vấp phải" nghịch lý đầu tư cho sức khỏe nói chung, sức khỏe trái tim nói riêng", chuyên gia kinh tế, nhà báo Vũ Kim Hạnh cho biết.
Còn theo doanh nhân Thái Vân Linh (Shark Linh): "Nhìn theo quy tắc 50/30/20 trong quản lý tài chính cá nhân, thì bạn nên cắt giảm nhóm chi tiêu cho mong muốn cá nhân như đi xem phim, đi du lịch trước, hơn là cắt giảm chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu.
Dầu đậu nành Simply giàu Omega 3-6-9 và dầu gạo lứt giàu Gamma Oryzanol hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch, được Hội tim mạch học Việt Nam khuyên dùng
Đặc biệt là nguyên liệu được dùng trong tất cả bữa ăn hàng ngày như dầu ăn. Khi nhắc đến "thắt lưng buộc bụng", chúng ta không nên quá căn ke với những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, bởi vì đây là một khoản đầu tư luôn cần được duy trì".
Thực tế, việc đầu tư cho sức khỏe trái tim đồng nghĩa với việc phải rất cẩn trọng đối với những thức ăn vào người, không chỉ dừng lại ở thực phẩm mà còn cả nguyên liệu chế biến. Chẳng hạn như dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong mọi gian bếp, được sử dụng hàng ngày để nấu nướng cho cả gia đình.
Nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng loại dầu ăn nào cũng như nhau nên thường bỏ qua những yếu tố thành phần nguyên liệu chế biến khi cân nhắc lựa chọn mà chỉ quan tâm đến mức giá; thậm chí chi li tính toán chọn loại hơn kém chỉ vài nghìn. Số tiền tiết kiệm không bao nhiêu nhưng nguy cơ ảnh hướng đến sức khỏe lâu dài là không đo đếm được, có khi còn lợi bất cập hại.
Nhân ngày tim mạch thế giới, TS.BS. Phạm Trần Linh - phó chủ tịch phân hội Nhịp tim Việt Nam - Hội tim mạch học Việt Nam - khuyến nghị người dân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch để mỗi cá nhân có một trái tim khỏe, đẩy lùi thực trạng bệnh tim đang gia tăng và trẻ hóa tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, mỗi người cần nâng cao ý thức kiểm soát cân nặng, giảm cân nặng (nếu thừa cân); không hút thuốc lá, thuốc lào; không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn, dưới 6 gram/ngày), hạn chế uống rượu bia và duy trì việc luyện tập thể thao đều đặn hoặc đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày.
Song song đó cần tránh lo âu, căng thẳng, nên tự tạo cho mình một cuộc sống vui vẻ; kiểm tra huyết áp thường xuyên và kiểm tra định kỳ các yếu tố nguy cơ khác (đường máu, lipid máu…) để có thể kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận