19/11/2022 17:21 GMT+7

Chái bếp sau nhà có nồi khổ qua

HẢI ĐĂNG
HẢI ĐĂNG

TTO - Muốn có một nồi khổ qua hầm ra trò cũng không phải chuyện đơn giản đâu, phải có gu lắm đấy. Khổ qua phải biết lựa trái vừa ăn, suông, cắt đôi, loại bỏ phần ruột, rửa sạch. Thịt dồn vào khổ qua lựa loại có dính ít mỡ, bằm nhuyễn...

Chái bếp sau nhà có nồi khổ qua - Ảnh 1.

Món khổ qua hầm ngon là khi có sự kết hợp giữa vị đắng nhẹ của khổ qua, vị ngọt của thịt, chút beo béo của mỡ, chút dai giòn của nấm mèo để tạo nên hương vị hài hòa, hấp dẫn cho món ăn này.

Theo quan niệm dân gian, "khổ qua" có nghĩa là mọi khó khăn, đau khổ, những điều không may mắn sẽ qua đi và năm mới sẽ tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Thành ra các con của má đi lấy vợ lấy chồng, người hạnh phúc người lận đận thì Tết vẫn nhớ về với má, về với chái bếp nhà mình.

Chái bếp của nhà tôi, và hẳn nhiên cũng là đặc điểm chung của những ngôi nhà quê ở Nam Bộ, là "căn nhà thêm" của căn nhà chính. Nơi đó để dành nấu ăn cho khỏi ám khói lên "nhà trên" vì hồi xưa toàn nấu bằng bếp củi.

Chái bếp của má tôi lợp bằng lá dừa nước, cột tràm khẳng khiu, sạm đen vì khói củi. Cứ hễ gà vừa gáy sáng, má đã lui cui mồi ngọn đèn hột vịt, lấy nắm lá dừa nhóm bếp lửa đỏ rực. Má vo gạo nấu cơm, chưng mấy con mắm đồng để đem theo ra ruộng.

Nơi chái bếp, những bữa cơm đầm ấm ngày Tết và những mẻ mứt gừng, mứt chuối cứ tỏa hương, mang hương xuân hương đời lan tỏa.

Làm mứt gì thì làm nhưng bao giờ cũng có mẻ mứt khóm và một nồi khổ qua hầm. Má nói: "Con Út nó ưa ăn mứt khóm, còn thằng Hai thì ưa nhất khổ qua hầm!". "Ưa" là thích, còn thằng Hai là tôi đây.

Mấy đứa em thì luôn miệng nhắc đến cái xịa má treo phía trên giàn bếp. Đó là nơi má đựng gia vị linh tinh, củ hành, củ tỏi và nhất là khi có mấy củ khoai lùi tro thì má để trên đó, dành phần cho sắp nhỏ đi học về chống đói.

Lúc rảnh, má kêu tôi lội đi kiếm lá mơ về làm bánh lá. Đó là thứ bánh rẻ tiền, dễ chế biến nhưng ngon không thể tả với tuổi thơ anh em tôi bởi cái thời nghèo khó, thèm bánh khát trái cùng cực.

Hễ nhắc đến Tết là nhắc về những kỷ niệm không thể nào quên, một bức tranh tuyệt đẹp, nhất là món khổ qua hầm. Muốn có một nồi khổ qua hầm ra trò cũng không phải chuyện đơn giản đâu, phải có gu lắm đấy.

Chái bếp sau nhà có nồi khổ qua - Ảnh 3.

Nguyên liệu cho món khổ qua hầm

Khổ qua phải biết lựa trái vừa ăn, suông, cắt đôi, loại bỏ phần ruột, rửa sạch. Thịt dồn vào khổ qua lựa loại có dính ít mỡ, bằm nhuyễn cùng bún tàu, nấm mèo, ướp gia vị vừa ăn, hầm cùng nước dùng hoặc nước dừa tươi.

Theo má tôi, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong nấu món canh khổ qua nhồi thịt, để nồi canh khổ qua thơm ngon tròn vị thì nên hầm xương ống heo trước khoảng 1 giờ đồng hồ để làm nước dùng, khi đã đủ độ ngọt thì thả khổ qua vào cho sôi bùng lên. Vớt bọt để nước canh trong, lửa nhỏ liu riu cho đến khi khổ qua hầm nhừ.

Ngày Tết ngán dầu ngán mỡ, được ăn miếng canh khổ qua vị đắng nhẹ, hậu ngọt sẽ cảm thấy mát người, dễ chịu. Phần vỏ mềm, vị đắng, phần nhân ngọt thơm vị thịt hoặc cá, giòn sật sật và thơm hương của nấm mèo.

Hơn nữa, trái khổ qua có hàm lượng calo và carbs thấp song nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng. Các vi chất dinh dưỡng trong khổ qua gồm vitamin A, B, C, can xi, ka li, phốt pho, kẽm, đồng, sắt, ma giê và chất chống oxy hóa hữu ích như lutein và zeaxanthin rất là tốt cho sức khỏe.

Món canh khổ qua tuy dân dã, được nấu với những nguyên liệu đơn giản, nhưng trong mâm cơm ngày Tết, món canh này lại mang nhiều ý nghĩa khác biệt.

Chẳng biết từ bao giờ sự xuất hiện của món ăn này trên mâm cỗ lại khiến người ta an tâm đến lạ, như thể mọi vất vả rồi cũng sẽ qua. Món canh chính là cách lấy hên đầy tính tự sự, vì chỉ cần ăn nó vào tiễn năm cũ và đón chào, bước vào năm mới thì mọi sự sẽ hanh thông thôi.

Món Tết quê nhà cảm ơn hơn 260 bạn đọc đã gửi bài

Capture 19-11 1(Read-Only)

Cuộc thi là nơi chia sẻ những bí quyết về các món ăn truyền thống ngày Tết, cũng là cơ hội cho những người con xa quê được dịp chia sẻ những cảm xúc về ngày Tết, những câu chuyện đón Tết, ký ức sum họp ấm áp, mâm Tết xa quê của bạn...

Bạn đọc có thể viết về những câu chuyện thú vị quanh mâm cơm Tết, những món ăn tình thân sum họp gia đình, những món ăn "bắt buộc" phải có trong mâm cơm ngày Tết của từng vùng miền, những món ăn đặc trưng... cũng như tâm tư về ngày Tết quê mình qua ẩm thực.

Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 20-10 đến hết ngày 15-12-2022. Lễ trao giải dự kiến diễn ra vào ngày 25-12-2022, tác giả và tác phẩm đoạt giải cuộc thi sẽ được công bố trên giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân Quý Mão 2023. Các bài sơ khảo sẽ được in thành sách. Bài dự thi tối đa 1.500 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi về email montetquenha@tuoitre.com.vn.

Ban tổ chức đã nhận được hơn 260 bài của bạn đọc. Danh sách bạn đọc gửi bài từ 20-10 đến ngày 19-11:

Tương Quan, Nguyễn Tín, lê tuyết, kim cương, Tuan bui thanh, Hoang Tran, Đinh Trung, Đình Tuấn Đào, Chung Thanh Huy, tran van tam, Van Hung Nguyen, Trang nguyen Thi, Mai Trang, Dung Huynh Thi, phương phương trần, Thanh Xuân Nguyễn, Anh Tu Nguyen, Ngọc Diễm, Hạnh Bảo, Anh Tran, Nhu Phuong, Le Phuc An Nguyen, An nhiên Lý, anhhung phamtruong, Khiem Thi Hoang, Dung Tran, mỹ liên phạm, Phạm Anh Tuấn, Sửu Nguyễn, Hậu Nguyễn, Quang Ngo, Quynh nhu, Thanh Nga Nguyen, Đức Anh, thuy luong, yen pham, lưu thị bình, Mai Nguyen Van, Tuan Dao Minh, Nguyễn Thị Thu, Phú Hữu Huỳnh, Đức Thọ Phạm, Vu ta tu, Le Quoc Ky, Hoà Nguyễn Văn, Le Dieu, Tuan cuong, Hải Yến Trịnh Thị, Minh Trinh, Nhien Phuong, Lê Thanh An, Tuyết Lan Lê Thị, Dũng mai Đức, Thai Hoang, Diệu Lê, Trang Nguyễn Thuỳ, Thanh Kỳ Võ, Bếp của Sen, em Nguyên, thoai ngo, Le Hoang Hiep, Tuấn Khang Nguyễn, Lê Phương Thảo, Vũ Trần,My Nguyen, Dung Ha, Yến Trinh, Minh Phung, Quang Ngo, Minh Loc Duong Van, Nguyễn Hiên, Nga Cao, Thanh Thu Nguyen, Pham Anh Tuan, Hiển Bùi, Hoai Le Thi, Lieu Nguyen, Quynh Truc, thuy chu minh, Sinh Nguyen, Ngoc Tran, phuong hoai, Toản Cao Ngọc, hoan doan, Nguyen Tuong Van, van tu nguyen, huuthinh do, Ruby Pham, Si Lecong, Cao Phan Thanh, My Nguyen, Long Bao quynh, Tôi yêu Việt Nam, Nhung Mai, Thinh Nguyen, nhi Nguyễn, Huyền Nguyễn, Thảo Ngô, Hữu Đức Nguyễn, Tuandao Minh, Duong Le Duc, Nguyen Thi Huyen Nga, Tran Hieu Nguyen, Thanh Tam, phuong hoai, Hoai Vu, Trung mai, van luong, Duc Nguyen Huu, Thi Thuy Tran, Như Hiền, Uc Nguyen, Ngoan Do, Lai Nguye, Binh Nguyen Thanh, Ha Nguyen, Thao Nguyen Hoang, Khanh Ha Ca Vo, lưu thị bình, Quốc rin Pham, Ma Tân Xứ Nẫu, duyên hồng pt, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trần Hiếu Nguyễn, my Nguyễn, Dinh Trung, Tho Ton, Tuyen nguyen, Nguyễn Thị Thùy Trang, Dung ha, Vu ta tu, Tèo cao minh, Thi dao mai, Trần Mẫn Đạt Huỳnh, giang vy, Thu Nguyễn, ngoc nguyen, Nguyễn Thi lê My, Thanh Nga Nguyen, Cook Tom, Hoc Nguyen van, tuyethuynh1964, Dieu Linh ha Thi, Dong Nguyen The, Quỳnh Iris de Prelle, Mỹ Hà Đoàn, Duy Buu, Tường Anh Linh, Tuyết Nhung Triệu, Song Dai, Dong Mây Thong, Trang Nguyễn Thị Thùy, Hạnh Bảo, Trần Hiếu Nguyễn, phước vothi, Trần Thị Thoan, vinh hoa nguyen, Đạt Nguyễn Huỳnh, Thị Hiền Lê, Phùng Mỹ Lâm, Hien Duong, Minh Út Nguyễn, Loc Le, Phuong Hoai, Binh An, Ha Thu, Nguyễn Ngọc Hùng, Kim Ngân Cao, Nga Cao, Nguyễn Văn Mai, Hồng Thắm, duc nguyen nguyen, Thi Thuy Tran, Phạm Huỳnh Luân, Dương lê Đức, Tường Anh Linh, ngoc nguyen, Thanh Tú Nguyen dat vo, Hien Le, Hoa Mai, trang pham, lang Ton That, Kim Ha Tran, ngoc nguyen, thanhtuantqn, Trieu Ve, Le Minh Hai PT, Quỳnh Chi Ngô, Chau Que Huynh Ngoc, Diep Bui, Hoi Le Quang, Peter Ben, Anh Thư Pham, Luu Cam Van, khue viet truong, Minh La Thao, Van Hung Nguyen, Xuan Thi, Nhu Y Le Huynh...

BAN TỔ CHỨC

Cháo gà sáng mùng một Cháo gà sáng mùng một

TTO - Bây giờ nghĩ lại, nhà tôi luôn ăn cháo gà vào sáng mùng một. Chẳng có nguyên do gì đặc biệt cả. Tối ba mươi mẹ tôi làm gà cúng giao thừa xong cất lại, sáng ra nấu cháo cho cả nhà ăn.

HẢI ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên